Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

Phong Trào Con Đường Việt Nam phát động cuộc thi viết với chủ đề "Quyền Con Người và Tôi"



Thông Cáo Báo Chí
FOR IMMEDIATE RELEASE
Phát Động Cuộc Thi Viết: "Quyền Con Người và Tôi"
 
Bắt đầu từ ngày 9/9/2012 cho đến 12/12/2012, phong trào Con Đường Việt Nam sẽ tiến hành cuộc thi viết mang tên “Quyền Con Người và Tôi” với nhiều giải thưởng có giá trị.

Cuộc thi được phát động nhằm khuyến khích mọi công dân Việt Nam tìm hiểu, cũng như chia sẻ hiểu biết và kinh nghiệm cá nhân của mình về việc thực thi các Quyền Con Người trong bối cảnh Việt Nam. 

Tất cả mọi người Việt Nam trên 16 tuổi, không giới hạn nơi ở, quốc tịch, tôn giáo, giới tính hay quan điểm chính trị đều có thể tham gia. Bài dự thi sẽ được Ban Giám Khảo gồm những người có uy tín trong và ngoài nước chấm điểm.

Bội chi ngân sách 8 tháng đầu năm lên tới 116.000 tỉ đồng

(Petrotimes) - Đây là con số được Tổng cục Thống kê đưa ra ngày hôm 29/8, theo đó, tính đến ngày 15/8, tổng thu ngân Nhà nước ước đạt 418.500 tỉ đồng nhưng tổng chi ngân sách Nhà nước thì đã lên tới 534.000 tỉ đồng.
 
 
Thu ngân sách những tháng cuối năm còn tiếp tục khó khăn.

Ví nhà nước, túi nhân dân


 

Niềm hân hoan của đồng tiền ngân sách lại là nỗi khốn khổ, nếu như không muốn nói là khốn cùng- của không ít thường dân

Chỉ sau 3 năm thi hành luật Thuế thu nhập cá nhân, 15.894.719 mã số thuế đã được cấp. Tốc độ thu, được gọi mỹ miều là “tăng trưởng” hàng năm tăng cực nhanh: 2009 là 14,3 tỷ đồng; 2010, gần gấp đôi 26,2 tỷ; năm 2011 lên 37,1 tỷ và dự toán 2012 là 42,4 tỷ tăng hơn gấp 3 lần 2009. Những con số này được một quan chức Bộ Tài chính hân hoan tuyên bố.
Nhưng niềm hân hoan của đồng tiền ngân sách lại là nỗi khốn khổ của không ít thường dân. Sự “tăng trưởng” chóng mặt của thuế thu nhập cá nhân, với mức giảm trừ thấp đến mức có người gọi đó là một thứ “thuế thân”- lại diễn ra trong bối cảnh DN chết hàng loạt, mức thu nhập từ lương, từ tiền công, từ kinh doanh cá nhân đều giảm- mà biểu hiển không gì sinh động hơn là sự thờ ơ với hàng hóa đại hạ giá chất đống trong kho DN.
Thật buồn, câu chuyện “ví-túi” xoay quanh những đồng thuế thu nhập có lạc quan đến mấy cũng thấy là không hề cá biệt, nếu như không muốn nói là phổ biến trong tư duy làm giá, đánh thuế.
Hôm qua, sau khi xăng tăng giá, trái ngược với thông lệ, các cây xăng “dậy khuya thức muộn” tiếp tục điệp khúc nhỏ giọt, hoặc trắng trợn hơn, “trùm mền cột chó” cây xăng. Lý do rất đơn giản, dù xăng tăng giá, mỗi lít xăng DN bán ra vẫn lỗ từ 500-800 đồng/lít. Và vì thế, việc tăng giá xăng là chuyện nhãn tiền khi cơ chế thị trường, trao giá do DN- định ra một mật độ mà mỗi 10 ngày các cây xăng lại có thể thay biển giá bán.
Mặc định là DN lỗ thật, đại lý lỗ thật, thì vấn đề đặt ra lại đơn giản là 6.500 đồng thuế, phí mà mỗi lít xăng đang gánh.
Câu chuyện càng trở nên hài hước hơn khi trong vô số loại thuế, phí đó, mỗi lít xăng phải gánh 10% thuế tiêu thụ đặc biệt- loại thuế dành cho loại hàng hóa xa xỉ, hàng hóa không khuyến khích, hàng hóa…hạn chế nhập khẩu.
Năm 2008, khi Dự thảo luật Thuế tiêu thụ đặc biệt được đưa ra, đã có không ít ý kiến phàn nàn rằng việc đánh loại “thuế hạn chế” này đối với mặt hàng không ai không dùng, mặt hàng chiến lược liên quan đến an ninh năng lượng, mặt hàng đầu vào của nền kinh tế, liên quan trực tiếp đến đời sống của gần 90 triệu dân là cực kỳ vô lý. Bấy giờ, Một quan chức Bộ Tài chính, thứ trưởng Trần Xuân Hà, lý giải một cách hết sức mơ hồ và nhạt nhẽo là nhằm “như một nỗ lực thúc đẩy tiết kiệm năng lượng”.
Đến giờ, khi đồng tiền trở nên khốn khó trong túi thường dân, cây kim về sự kỳ quặc đến ngớ ngẩn mới bắt đầu lộ ra.
Có người nói giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT cần được Quốc hội bật đèn xanh, nhưng việc giảm thuế nhập khẩu là việc trong tay của Bộ Tài chính. Vấn đề chỉ là họ có muốn hay không, cân nhắc ra sao giữa một bên là “ví nhà nước” và “túi người dân”.
2 hôm trước, Bộ Tài chính gật đầu cho giá xăng dầu tăng. Tăng trong sự kêu khó về sự thâm thủng cái túi của người dân, và tăng trong sự than vãn của DN, đại lý về việc…vẫn lỗ. Tăng, còn tiềm ẩn trong nó mầm mống của đợt tăng giá có khi chỉ ngay sau đây 10 ngày. Nhưng Bộ Tài chính vẫn “giữ chặt túi” nhà nước. Cục trưởng Cục quản lý giá lý giải, một lần nữa cũng rất nhạt nhẽo: “khó thực hiện do ảnh hưởng tới cân đối ngân sách”.
Cái “ví nhà nước”, tất nhiên phải được ưu tiên, phải được đặt lên hàng đầu, nhưng rõ ràng không phải vì cái “ví nhà nước” mà bất chấp tình trạng những cái “túi nhân dân” có khi đã thủng tự bao giờ

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

Vừa lên giá, xăng dầu muốn lên giá tiếp


SGTT.VN - Một ngày sau khi giá xăng dầu tăng lần thứ tư liên tiếp, không tính lợi nhuận, bù thêm từ Quỹ bình ổn, xăng dầu lại đang lỗ từ khoảng 500-800 đồng/lít. Kế hoạch tăng giá tiếp theo đã được các doanh nghiệp (DN) rục rịch tính toán ngay từ bây giờ.

Tăng giá xong, vẫn kêu lỗ

Đã tăng giá nhưng các DN còn chưa thỏa mãn. 













Khủng Hoảng Tài Chính Toàn Cầu


Việt Long & Nguyễn-Xuân Nghĩa - RFA Ngày 120829

Cái nhân của khủng hoảng là nạn vay mượn quá nhiều, nay đến lúc trả nợ




* AFP photo - Ảnh minh họa khủng hoảng kinh tế *


Bốn năm trước, sau Đại hội Toàn quốc của hai đảng Dân Chủ và Cộng Hoà, vụ sụp đổ của tập đoàn đầu tư Lehman Brothers đã đảo lộn tình hình kinh tế và chính trị của nước Mỹ. Thật ra, thế giới đã trôi vào một chu kỳ khủng hoảng tài chính khởi sự từ một năm trước đó mà ít ai thấy. Năm năm sau, là ngày nay, Diễn đàn Kinh tế trở lại nguyên ủy của vấn đề qua phần trao đổi của Việt Long với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

Vận đen liên tiếp đeo bám Sacombank

(VnMedia) - Bước vào tháng 8, Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng Sài gòn Thương tín (Sacombank -SBS) liên tiếp bị vận đen đeo bám khi vừa thua lỗ vừa bị pháp luật "sờ gáy", và giờ tạm ngừng giao dịch ký quỹ.
>> Sacombank- "miếng bánh" đã bị phân chia

>> Nhân Thìn - Năm hạn của Sacombank?

SBS gặp vận đen: Lỗ nặng, bị phạt, pháp luật "sờ gáy"

Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng Sài gòn Thương tín (Sacombank -SBS) vừa công bố tình hình hoạt động và thực trạng tài chính tính đến thời điểm 30/06/2012 trên cơ sở Báo cáo soát xét đặc biệt của Công ty Kiểm toán Ernst & Young.
Những con số sau kiểm toán đã gây sốc với nhiều nhà đầu tư. Có vẻ như, năm nay vận đen vẫn tiếp tục đeo bám Sacombank khi vốn chủ sở hữu của SBS ở con số âm và SBS rơi vào vòng kiểm soát đặc biệt.
Theo kết quả kiểm toán soát xét đặc biệt tình hình tài chính đến ngày 30/6/2012 của SBS, tổng tài sản của SBS tại thời điểm 30/6/2012 đạt 1.480 tỷ đồng (trong đó tiền mặt và các khoản tương đương tiền là 878,4 tỷ đồng).
Tổng nợ phải trả: 1.736 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của SBS đang âm 256 tỷ đồng. Lợi nhuận chưa phân phối cũng âm 1.772 tỷ đồng.
Tổng lỗ lũy kế đến thời điểm 30/06/2012 là 1.772 tỷ đồng, phát sinh chủ yếu do việc trích lập dự phòng bổ sung cho danh mục đầu tư và khoản phải thu trong các năm 2010 và 2011.

SBS đã đưa ra các giải pháp khắc phục khó khăn, trong đó có xây dựng Đề án tái cấu trúc toàn diện hoạt động của SBS.
SBS cũng tự nhận phải chấp nhận một công ty chứng khoán có quy mô vốn hóa thấp hơn trước đây nhưng thật sự lành mạnh về tài chính nhằm đạt được mục tiêu là đảm bảo quyền lợi của cổ đông, nhà đầu tư và sự lành mạnh của thị trường tài chính.
Trước đó, ngày 23/7/2012, Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE), đã đưa cổ phiếu của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (mã SBS) vào diện chứng khoán bị kiểm soát, do kết quả kinh doanh của SBS tính đến 31/03/2012 có lợi nhuận chưa phân phối âm 1.424,14 tỷ đồng vượt quá vốn đầu tư chủ sở hữu đồng thời tình hình tài chính của Công ty chưa được giải trình đầy đủ.
Tiếp đến ngày 31/7, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 30 triệu đồng đối với SBS, vì chậm nộp Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2011 và Báo cáo tài chính Quý I/2012.
Đang rối bời với những khó khăn, bước vào đầu tháng 8, Chứng khoán Sacombank-SBJ lại bị dính vào vòng lao lý. Theo Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE), Cơ quan An ninh điều tra, Công an Thành phố Hà Nội chính thức khởi tố vụ án hình sự “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt động chứng khoán, thao túng giá chứng khoán” xảy ra tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín.
Trong ngày 13/8, SBS đã công bố việc việc nhận được thông báo từ Cơ quan An ninh điều tra - Công an TP.Hà Nội khởi tố vụ án hình sự xảy ra tại SBS, đồng thời khẳng định sẽ duy trì ổn định công ty.

Ảnh minh họa
Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng Sài gòn Thương tin (Sacombank - SBS) đang đối mặt với nhiều khó khăn



Theo SBS, ngày 16/06/2012, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2011, SBS cũng đã tiến hành thay thế gần như tất cả các thành viên Hội Đồng Quản Trị, Ban Điều Hành và Ban Kiểm Soát.
Đồng thời, theo kết quả Báo cáo tài chính Quý I/2012, số lỗ lũy kế trong hoạt động kinh doanh vượt con số 1.400 tỷ đồng.

"Mặc dù vậy, nhưng với nỗ lực của Thành viên Hội Đồng Quản Trị và Ban Điều Hành mới, tình hình hoạt động tại SBS vẫn được duy trì ổn định. Áp lực thanh toán nợ tại SBS là không đáng kể, SBS hoàn toàn có khả năng chi trả các khoản nợ hiện tại...", thông báo của SBS nêu rõ.


Bất ngờ dừng giao dịch ký quỹ


Trong khi các nhà đầu tư còn đang chờ đợi SBS giải quyết khó khăn như thế nào thì ngày 24/8, SBS bất ngờ công bố tạm ngừng giao dịch ký quỹ.


Theo bản thông báo, SBS sẽ tiến hành thu hồi các khoản đã phát vay vào ngày đáo hạn và sẽ không thực hiện gia hạn.
Các hợp đồng mở tài khoản giao dịch ký quỹ hiện hành sẽ được thanh lý khi nghĩa vụ của các khoản vay hiện tại kết thúc.

SBS sẽ không mở tài khoản giao dịch ký quỹ mới, không thực hiện phát vay đối với các tài khoản giao dịch ký quỹ hiện tại.
Thời hiệu áp dụng từ ngày 24/08/2012.

Hiện, SBS vẫn tiếp tục nằm trong danh sách thuộc diện bị kiểm soát cùng với tám doanh nghiệp khác là Công ty CP Gạch mien Changyih (chính thức có hiệu lực trong ngày hôm nay 29/8), Công ty CP Dược phẩm Cửu Long, Công ty CP Xuất nhập khẩu Lâm thủy sản Bến Tre, Công ty CP Thực phẩm Quốc tế, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Điện MeeCa VNECO, Công ty CP Container Phía Nam.


http://www6.vnmedia.vn/home/NewsId_312853_Catid_25.html


tin liên quan:

- Cuộc chiến chống tham nhũng của Đảng qua vụ bầu Kiên – ( RFA ).

- Hoạt động ACB: Chủ tịch Trần Xuân Giá đã về Việt Nam (stox). Tâm lý bầy đàn (DV). Vận đen liên tiếp đeo bám Sacombank (VnMedia).

- S&P: Vụ 'bầu Kiên' nêu bật các rủi ro của ngành ngân hàng Việt Nam (VOA).

- Thị trường Việt Nam bình ổn hơn – ( BBC ).

Nguyễn Xuân Nghĩa - Chết lâm sàng


Bài viết này sẽ ngắn gọn tổng hợp một số dữ kiện về kinh tế, nhưng để nói về vụ khủng hoảng chính trị tại Việt Nam.

Sau cả chục năm gần như mỗi ngày có mặt trên trang nhất của thời sự quốc tế, vì một cuộc chiến có sự tham dự của Hoa Kỳ, Việt Nam đã trôi vào lãng quên đến hai chục năm, từ 1975 đến 1995. Năm 1995 là khi Hà Nội tái lập bang giao với Hoa Kỳ. Ðấy cũng là khi Việt Nam thật sự đổi mới kinh tế sau những dọ dẫm và cố gắng nửa vời. Nhìn lại thì 10 năm đầu sau chiến tranh là 10 năm lãng phí và khủng hoảng do sự hoang tưởng của ý thức hệ nên lãnh đạo Hà Nội mới phải cải cách về kinh tế mà chưa biết thế nào là đúng là sai. Hai chục năm sau thì mới khác, từ 1995.

Việc Việt Nam ký kết Hiệp định Thương mại Song phương với Hoa Kỳ cuối năm 2001 rồi gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO năm 2007 đánh dấu một giai đoạn tăng trưởng ngoạn mục so với quá khứ của Việt Nam. So với các quốc gia khác, đà tăng trưởng khoảng 7% một năm chỉ là sự thường khi kinh tế chuyển hướng theo quy luật thị trường, hãy hỏi người dân Ðông Á thì biết. Nhưng cũng từ năm 2007, Việt Nam bắt đầu trôi vào giông bão.

Và tuần qua, nếu thời sự quốc tế lại nhắc đến Việt Nam thì chẳng là về thành tích kinh tế mà vì một vụ khủng hoảng chính trị. Ðó là việc bắt giữ một đại gia nhiều thế lực...

Năm 1995 là khi tổng sản lượng Việt Nam vượt qua dấu mốc đáng nhớ là 20 tỷ Mỹ kim một năm, lên gấp đôi vào năm 2003, rồi gấp đôi tức là 80 tỷ vào năm 2007, và đạt mức trăm tỷ vào năm 2009. Hiện nay, tổng sản lượng xứ này ở gần 130 tỷ đô la, chia cho dân số là 90 triệu thì người dân thật ra vẫn còn thuộc loại nghèo. Nhưng đà tăng vọt từ hai chục tỷ lên gấp sáu trong khoảng thời gian từ 1995 đến nay là điều đáng mừng. Sau quá nhiều hoạn nạn vì chiến tranh và cách mạng, người dân xứng đáng được hưởng một cuộc sống khác.

Khi hỏi các kinh tế gia, họ cho biết là từ 1996 đến năm 2000, Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng trung bình là 6.9% một năm, tức là mỗi năm lại sản xuất thêm được một lượng sản vật bằng 6.9% của năm trước. Qua giai đoạn 2001-2005 thì đà tăng trưởng còn lên tới 7.5% một năm với viện trợ và đầu tư nước ngoài được ồ ạt trút vào trong sự hồ hởi chung. Ðấy cũng là một đòn bẩy đã tạo nên sức bật huy hoàng này.

Nhưng ngẫm lại thì Việt Nam có hy vọng khởi phát tương tự Ðài Loan hay Nam Hàn nửa thế kỷ về trước. Qua giai đoạn 2006-2010 thì mức bột phát ấy đã khựng, còn khoảng 7.1% một năm và tới năm 2011 thì chỉ còn 5.9%. Tình hình năm nay sẽ là đáng ngại, chỉ ở khoảng 4.3-4.5% mà thôi.

Câu hỏi nhiều người muốn biết là vì sao Việt Nam đã ôm viễn ảnh rồng cọp kinh tế rồi lại như kỳ nhông cắc ké? Câu trả lời đơn giản là “kinh tế cũng là chính trị”.

Thật ra, lãnh đạo Việt Nam không phát minh ra cây đũa thần kinh tế để thay thế chủ nghĩa Mác-Lênin đã phá sản. Việt Nam chỉ áp dụng chiến lược Ðông Á như Nhật Bản, Ðài Loan, Nam Hàn rồi Trung Quốc, là lấy xuất cảng làm đầu máy tăng trưởng.

Dù là một quốc gia có nhiều tài nguyên, ít ra là hơn ba nước Ðông Á dẫn đầu nói trên, Việt Nam vẫn chủ yếu nhập cảng nguyên nhiên vật liệu, tái chế biến với một số trị giá gia tăng để bán ra ngoài. Như vậy, nền kinh tế này chỉ làm gia công và nhập cảng vẫn là chủ yếu, thường xuyên. Nhưng lại tăng vọt trong năm năm gọi là ngoạn mục nhất, từ 2006, nên hàng năm vẫn bị nhập siêu, nhập nhiều hơn xuất, trung bình mỗi tháng một tỷ đô la.

Muốn kinh tế tăng trưởng, người ta phải tiết kiệm tiêu thụ mà dùng tài nguyên đó đầu tư cho sản xuất với hy vọng tạo thêm tài nguyên của cải cho sau này. Việt Nam phải đầu tư rất nhiều để có mức tăng trưởng ngoạn mục đã qua. Từ khoảng 35% tổng sản lượng trong các năm 1996-2000, tỷ lệ đầu tư của Việt Nam đã vượt 43% trong các năm 2006-2010. Nếu nhớ lại thành tích vừa trình bày ở trên, khi Việt Nam phải đầu tư nhiều nhất thì cũng là lúc đà tăng trưởng giảm sút.

Nghĩa là gắng sức đầu tư mà kém hiệu năng, tức là một vấn đề về chính sách.

Các sinh viên kinh tế nhập môn đều biết đến tỷ số ICOR: phải đầu tư cỡ nào để gia tăng được một đơn vị sản xuất? Các nước Ðông Á đầu tư ba phần thì ăn được một, Việt Nam phải mất gấp đôi, với tỷ số ICOR là 6.

Người ta có thể tìm lý do châm chước là vụ tổng suy trầm kinh tế toàn cầu trong các năm 2008-2009. Nhưng lý do chính sách ở đây là tín dụng. So với năm 2000 thì lượng tín dụng đã tăng gần 14 lần vào năm 2010 với kết quả là nâng gấp đôi sản lượng trong 10 năm đó. Xin hãy nhớ đến tỷ số 14/2 như một cách tính nhẩm về sự phi lý tại Việt Nam.

Thật ra, lý do chính sách ở đây chỉ là chính trị.

Vì đấy là lúc mà các đại gia ngân hàng tung hoành. Họ có thể vay tiền mua đất, chơi stock và sát nhập công ty để bành trướng thế lực như trong một bàn cờ Monopoly của trẻ nít. Nền kinh tế có năng suất kém vì phải đầu tư nhiều, với hiệu năng quá thấp, lại sản sinh ra một thành phần thiểu số cực kỳ giàu có, họ còn trơ trẽn phô trương sự giàu có này như những tấm gương thành công! Thế hệ trẻ mà nhìn vào đó như mẫu mực thì xã hội lâm nguy, là điều đã xảy ra. Sa đọa xã hội đã bùng nổ.

Ngày nay, mọi người đều thấy các “trung tâm sản nhập” là tập đoàn kinh tế nhà nước kiểu Vina, như Vinashin hay Vinalines. Sản nhập vì thu vào một nhập lượng cực lớn để cho ra một suất lượng thấp hơn. Phần sai biệt mà kế toán gọi là lỗ lã thì chảy vào trong túi một thiểu số. Ở vòng ngoài là các đại gia có quan hệ với đảng viên cán bộ cao cấp để mở ra thị trường “tư doanh nhập nhằng” và kiếm tiền vô tội vạ. Tư doanh nhập nhằng vì chỉ là của tư nhân trên danh nghĩa, về thực chất thì đấy là mạng lưới kinh doanh của lãnh đạo.

Việt Nam đã định chế hóa sự tham ô qua chính sách quản lý quái gở đó.

Khi người dân công phẫn về nạn cướp đất của đám cường hào ác bá và bất mãn về tình trạng tham nhũng tràn lan, lãnh đạo bắt đầu nói đến chỉnh đảng và giải trừ tham nhũng. Với kết quả là hai hệ thống truy lùng tham nhũng song hành - của đảng và của nhà nước, do viên thủ tướng vẫn đòi lãnh đạo. Khi những người tham ô nhất nước mà cầm đầu việc diệt trừ tham nhũng trong hàng ngũ bên kia thì người ta biết kết quả sẽ ra sao.

Việt Nam đã đạt năng suất tham ô tới hạng siêu phàm nên đang lâm vào khủng hoảng chính trị.

Chi tiết hình sự hữu duyên là kẻ bị bắt có khi đang được bảo vệ để khỏi bị phe phái của chính anh ta “tự tử”, hoặc lặng lẽ thủ tiêu để khỏi thành thật khai báo nhiều quá!

Nhưng còn đời sống kinh tế của người dân? Xin hãy nhìn lên núi nợ khó đòi và sẽ mất của hệ thống ngân hàng. Nợ thối là bao nhiêu, bao giờ sẽ ụp xuống đầu, không ai biết! Hoặc liếc qua chuyện doanh nghiệp phá sản, sống chết ra sao và bao nhiêu còn ngáp ngáp, cũng chẳng ai biết!

Cuộc khảo sát hồi Tháng 6 vừa qua của tổng cục thống kê có cho thấy một phần của sự quái đản ấy. Có 9,331 doanh nghiệp nhà nước, tư nhân và có vốn nước ngoài được phỏng vấn về tình hình kinh doanh trong 15 tháng trước, tính đến trung tuần tháng 5 vừa qua. Kết quả là 8.4% trong số này đã phá sản hay âm thầm đóng cửa. Bị thiệt hại nhất là tư doanh với tỷ lệ sập tiệm là hơn 9%. Lý do nghiêm trọng nhất là bị lỗ vì kém năng suất, thiếu vốn kinh doanh và không thể cạnh tranh nổi! Ðấy chỉ là một “dân số mẫu” của thống kê.

Thực tế thì trong 623 ngàn doanh nghiệp có khai báo vào cuối năm 2011, có hơn 200 ngàn cơ sở đã tiêu vong. Còn lại, “chết lâm sàng” như người ta nói thì chẳng ai rõ là có bao nhiêu. Phải chăng “chết lâm sàng” là... bệnh hay lây và đã lên tới não bộ của đảng?



Nguyễn Xuân Nghĩa

Phạm Tuyên - Bộ trưởng Vương Đình Huệ nói và làm



"Không thể vì 11 doanh nghiệp xăng dầu đầu mối mà phải vì hơn 80 triệu dân... doanh nghiệp đừng có dọa cơ quan quản lý nhà nước, nếu cần tôi sẽ lập doanh nghiệp khác..."

Cách đây gần một năm, vừa nhậm chức Bộ trưởng Tài chính, ông Vương Đình Huệ đã làm nức lòng người dân cả nước khi tuyên bố như vậy tại hội thảo “Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường ở Việt Nam” (ngày 20-9-2011).

Sau hội thảo nảy lửa đó, thấy ông Huệ làm thật, bằng việc lập đoàn kiểm tra việc tính giá xăng dầu, trích quỹ bình ổn của 4 doanh nghiệp xăng dầu đầu mối lớn nhất.

Và người dân tiếp tục chờ đợi và kỳ vọng vị Bộ trưởng từng là Tổng Kiểm toán Nhà nước sẽ làm cho “cơm ra cơm, cháo ra cháo”.

Cuối tháng 12-2011, Bộ Tài chính công bố kết quả kiểm tra giá xăng dầu tại 4 doanh nghiệp xăng dầu đầu mối lớn và cũng chỉ ra được một vài bất cập trong quản trị doanh nghiệp, cách tính giá cơ sở, chi hoa hồng quá lớn; bất hợp lý trong cơ chế trích nộp, quản lý quỹ bình ổn...

Nhưng kết quả ấy cũng không để làm gì, vì sau đó không thấy Bộ Tài chính công bố biện pháp xử lý nào đối với doanh nghiệp đã bị kiểm tra.

Từ đó “quả bóng kỳ vọng” của người dân vào Bộ trưởng dần xì hơi. Nhìn vào hoạt động của các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu, thì mọi chuyện vẫn y như cũ. Thậm chí, việc quản lý và giám sát tăng, giảm giá của Bộ Tài chính đôi khi còn lơi lỏng, theo hướng có lợi cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.

Không ít lần, doanh nghiệp lãi lớn nhưng Bộ Tài chính vẫn lặng thinh. Điển hình là thời điểm giá xăng dầu thế giới liên tiếp giảm trong vòng gần 1 tháng (hồi tháng 5-2012) giúp doanh nghiệp có lợi nhuận tới 2.100 đồng/lít xăng nhưng doanh nghiệp “quên” không đề xuất giảm giá bán và Bộ Tài chính cũng “quên” động thái giám sát của mình. Chỉ sau khi báo chí đồng loạt lên tiếng thì cơ quan quản lý mới ra yêu cầu doanh nghiệp tính toán giảm giá.

Tình trạng Bộ Tài chính bị báo chí “nhắc việc” phải yêu cầu doanh nghiệp giảm giá bán xăng dầu do có lãi lớn lại tiếp tục lặp lại vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7 vừa qua.

Một ví dụ khác, thể hiện sự “lập cập” trong điều hành giá xăng dầu của Bộ Tài chính, ở chỗ không nhất quán trong việc lấy căn cứ thời gian để tính điều chỉnh giá: Có thời điểm căn cứ điều chỉnh giá xăng được tính theo 20 ngày, có thời điểm được tính theo 10 ngày.

Gần một năm đã trôi qua, những tuyên bố mạnh mẽ của Bộ trưởng Vương Đình Huệ cũng không còn nhiều người nhớ, bởi có nhớ cũng chẳng để làm gì. Vì thực tế thị trường xăng dầu bao năm nay vẫn thế.

Điệp khúc tăng nhanh, giảm chậm vẫn diễn ra đều đều; mỗi khi doanh nghiệp kêu lỗ, tình trạng găm hàng, cây xăng ngừng bán vẫn diễn ra. Ngay cả việc minh bạch chuyện lỗ lãi, giá nhập khẩu hàng của doanh nghiệp... cũng vẫn tù mù. Một năm trôi nhanh, thì một nhiệm kỳ Bộ trưởng cũng sẽ trôi nhanh.

Người dân không mong gì hơn, chỉ mong Bộ trưởng Vương Đình Huệ đã nói thì giữ lời: Điều hành vì quyền lợi của 80 triệu dân chứ không phải vì quyền lợi của 11 doanh nghiệp đầu mối.


Tiền Phong


Phạm Tuyên

VIẾT TIẾP CHO BÀI “VIỆT NAM: XỨ SỞ CỦA NGHỊCH LÝ”



KHÁNH TRÂM
Cách đây hơn 20 năm, trên báo Tuổi Trẻ chủ nhật số ra ngày 11/12/1988 tôi được đọc bài “Việt Nam: Xứ sở của nghịch lý” của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh. Hôm nay đọc lại bài này thấy có rất nhiều thông tin về sự “nghịch lý” kia vẫn ung dung tồn tại một cách viên mãn.
Đó là nghịch lý về nghiên cứu khoa học : Ngày trước thì “ sắn giàu đạm hơn thịt bò/ hột mít thì ăn ngon và bổ hơn trứng vịt lộn”, còn ngày nay thì cả nước có 9000 tiến sỹ nhưng Việt nam chưa có một tạp chí nào được quốc tế công nhận cả và chỉ xếp hạng 69 về nghiên cứu khoa học (thấp nhất trong vùng Đông Nam Á nhưng số lượng TS lại nhiều nhất)….

Đó là nghịch lý về quản lý : “Ngày ấy người ta in ra tờ giấy bạc ba chục đồng để nâng cao năng suất lao động của nhân viên ngân hàng vì họ phải dành nhiều thì giờ để đếm, nhân chia. Sản xuất hàng hóa phần lớn còn ở trình độ thủ công, nhưng công việc hành chính của ta lại tiến lên tự động hóa hoàn toàn”. Ngày nay thì những tập đoàn làm ăn kém hiệu quả như Vinashine, Vinaline, Vinaconex…được cưng chiều, được giao nguồn vốn khổng lồ để rồi làm thất thoát hàng chục ngàn tỷ nhưng ngài thủ tướng ( người quản lý các tập đoàn) chỉ nhận trách nhiệm chính trị và các “con cưng” trên lại được “tái cấu trúc” để tồn tại…
Đó là nghịch lý về dân chủ: “Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của người dân, nhưng trong thực tế được xem là nơi để …tán thành một cách có tổ chức và kỷ luật khi thông qua hay hợp thức hóa mọi chuyện cần hợp thức”. Nghịch lý này cho đến bây giờ về cơ bản vẫn vậy (ở quốc hội), còn trong cuộc sống thì có hàng trăm nghìn thứ “phi dân chủ”: Cá lớn nuốt cá bé, cậy chức cậy quyền, đứng trên luật pháp nhưng người dân không còn chỗ bấu víu bởi lẽ nhà nước ta không theo thể chế tam quyền phân lập và công an là lực lượng bảo vệ xã hội, bảo vệ người dân thế nhưng bây giờ rất nhiều người “sợ” công an. Lực lượng này không ít người thoái hóa, bảo kê cho xã hội đen, thậm chí đánh người vượt quá quyền hạn dẫn đến tử vong ( trường hợp ông Trịnh Xuân Tùng là một điển hình).
Đó là nghịch lý về thông tin: Đây là “một nghịch lý rất đáng buồn là muốn biết chuyện trong nước phải nghe đài báo nước ngoài, và báo chí ở TP HCM thì được tự do bênh vực và ủng hộ nhân dân Nam Phi bị áp bức và công nhân Mỹ bị bóc lột, nhưng không được quyền bênh vực cho người dân bị o ép ở Thuận Hải hay ở các tỉnh khác”! Đúng. Ngày nay bộ máy tuyên truyền như gã khổng lồ. Cả nước có gần 700 tờ báo nhưng khi sự kiện bà Đặng Thị Kim Liêng tự thiêu thì không thấy đưa tin và những trường hợp dân oan mất đất trên khắp ba miền từ Bắc chí Nam thì báo chí quốc doanh chỉ đưa tin có lợi cho chính quyền. Chưa kể rất nhiều trường hợp báo chí không được đến tác nghiệp ( trường hợp hai nhà báo của Đài tiếng nói Việt Nam bị hành hung ở Văn Giang đến mức phải vô bệnh viện là một ví dụ).
Ngày ấy, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh đã phải thốt lên “đến nay vẫn còn có nhiều người không cho những chuyện kể trên là những nghịch lý”.
Thế mà hơn 20 năm sau, câu chuyện “nghịch lý” này chưa có điểm dừng.
Xin tiếp tục góp thêm vào bản danh sách những nghịch lý đau lòng của những người con dân nước Việt ở những năm đầu TK 21:
  • Nghịch lý 1: Yêu nước bị đàn áp.
Liên tiếp trong hai mùa hè (2011 và 2012), nhiều người đi biểu tình phản đối nhà cầm quyền Bắc Kinh gây hấn và xâm lược trên biển Đông đã bị chính quyền đàn áp. Trong số các biểu tình viên (BTV) có nhiều nhân sỹ trí thức, các văn nghệ sỹ, cựu chiến binh, học sinh sinh viên, các tầng lớp nhân dân… trong số đó có nhiều người ở xa Hà Nội và TP HCM. Những công dân đầy lương tri và trách nhiệm trước vận mệnh tổ quốc này đã không những không được biểu dương mà còn bị các phương tiện truyền thông của chính quyền bôi nhọ, bị gọi là “phản động”, bị “kẻ xấu xúi giục”, bị “gây mất trật tự công cộng”, bị “làm xấu hình ảnh thủ đô hòa bình”, bị….Trong số đó BTV Bùi Thị Minh Hằng bị bắt và đưa đi giam giữ 5 tháng trong trại Thanh Hà không qua xét xử còn các BTV khác thì bị đưa đi giam giữ ở trại Lộc Hà (cả 2 nơi này dành cho các đối tượng phục hồi nhân phẩm). Nghe thật hài hước. Tôi cứ nghĩ mãi để tìm ra lời giải: Hiện nay mâu thuẫn cơ bản và nguy hiểm nhất là quyền lợi dân tộc và quyền lợi của Đảng mâu thuẫn nhau. Nếu không thì tại sao trước họa xâm lăng chính quyền lại thẳng tay đàn áp người yêu nước? Nếu việc này còn tiếp diễn thì chắc chắn trong tương lai cái trại Lộc Hà sẽ trở thành điểm tham quan du lịch nơi ghi dấu danh sách những biểu tình viên chống Tầu – một tài nguyên du lịch nhân văn của thủ đô.
  • Nghịch lý 2: Đi sơ tán giữa thời bình.
Để thể hiện lòng yêu nước trước họa xâm lăng và thực hiện quyền biểu tình của công dân được hiến pháp ghi nhận, nhiều người đã phải đi “sơ tán” (không ngủ ở nhà) để tránh việc bị chính quyền cho người chặn cửa, theo dõi, cầm chân…trước mỗi chủ nhật “xuống đường”. Đội quân “sơ tán” này đủ thành phần từ người già (cụ Lê Hiền Đức), người trẻ và trẻ em (mẹ con Trần Thị Nga), trung niên (Blogger Phương Bích)…
  • Nghịch lý 3: Đem thanh niên, học sinh ra làm hàng rào ngăn chặn biểu tình còn cảnh sát và an ninh đứng phía sau. Hình ảnh này đã lưu lại câu thơ trong nhân dân “ Em đứng trước dãy hàng rào sắt/ Sau lưng em sào huyệt giặc Tầu”.
  • Nghịch lý 4: Thời đại thông tin mà các bloggers bị sách nhiễu.
Trước thực trạng nhiều sự kiện quan trọng bị bưng bít, các bloggers ( những người viết báo mạng) đã cam đảm đưa những thông tin trung thực đến với nhân dân. Để hạn chế người dân truy cập, chính quyền đã ra thông tư yêu cầu các nhà mạng đặt tường lửa bên cạnh độ ngũ hacker chuyên nghiệp. Với biện pháp này nhiều nhà cung cấp dịch vụ mạng đã bị mất khách hàng (con số này được báo cáo là hàng triệu người bỏ thuê bao). Những bloggers tên tuổi còn được chính quyền và xã hội đen “chăm sóc” bằng nhiều hình thức. Trường hợp TS Nguyễn Xuân Diện bị hành hung ở Viện Hán Nôm và mới đây anh bị sở Thông Tin Truyền Thông ( 4T) gửi giấy bắt nộp phạt vì “ lợi dụng trang thông tin điện tử cá nhân để cung cấp thông tin gây phương hại đến trật tự an toàn xã hội”. Quyết định của sở 4T vô căn cứ, đã quy chụp, vu khống nên TS Diện đã ngay lập tức phản hồi “tôi sẽ xem xét để khiếu nại hoặc khởi kiện đối với quyết định này”. Ngoài TS Diện, nhiều bloggers đã bị đánh phá trang mạng nên phải liên tục “xây nhà”, “dọn nhà” như Anh Ba Sàm, Quê Choa, Nguyễn Trọng Tạo…
  • Nghịch lý 5: Sống trong thời bình mà người dân cảm thấy bất an hơn trong thời chiến.
Nếu nhà nước làm cuộc điều tra XHH tôi tin là số người đồng tình với nhận xét trên đây từ 80% đến 90%. Chưa có khi nào mà danh sách tin “cướp, giết, hiếp” cứ ngày một dài trên báo và các phương tiện truyền thông. Đây là dấu hỏi lớn cho việc xây dựng, quản lý và điều hành xã hội.
  • Nghịch lý 6: Không thể kể tên hết các nghịch lý.
Nếu kể thêm ra như : Người ngay sợ kẻ gian, người dốt dậy người giỏi, học giả bằng thật, kẻ bất lương bắt nạt người lương thiện, “ông chủ” thì nghèo mà “đầy tớ” thì giàu, kẻ tham nhũng được giao trọng trách chống tham nhũng….thì danh sách này sẽ còn dài lắm. Với những gì nêu ra trên đây, tôi lại lẩm cẩm tự lẩm bẩm một mình “Việt Nam có nên tự hào nói rằng DÂN CHỦ GẤP VẠN LẦN các nước tư bản và nhận mình là NƯỚC HẠNH PHÚC THỨ HAI trên thế giới hay không???”

Bài tôi chép lại và đăng vào tháng 8. 2011

VIỆT NAM XỨ SỞ CỦA NGHỊCH LÝ

Khi ngồi gõ lại bài báo nầy, tôi đã cười bò lăn vì ngỡ là đang đọc chuyện tiếu lâm. Nhưng rồi ngay sau đó, thấy đau xót. Không ngờ đất nước lại trải qua một giai đoạn tăm tối và tồi tệ đến mức như vậy mà nhân dân ta vẫn cứ lầm lủi chịu đựng.
Bài báo nầy tôi viết từ năm 1988, được báo Tuổi Trẻ đăng lên mục diễn đàn. Từ đó đến nay tôi không hề đọc lại, nhiều chuyện trong đó tôi đã quên đi. Bây giờ đọc lại thật bất ngờ, không thể nào tin nỗi. Như chuyện lưu hành tiền mệnh giá 30 đồng. Không biết vị lãnh đạo nào của Ngân hàng Nhà nước có sáng kiến động trời ấy, nếu bây giờ còn sống hãy dũng cảm đứng ra nhận trách nhiệm để lịch sử lưu "danh".

Có những chuyện đã qua rồi như là chuyện tiếu lâm thời Trạng Quỳnh. Nhưng cũng có những chuyện đến bây giờ vẫn còn y như vậy. Ôi nghịch lý !!!!

Ban biên tập Tuổi Trẻ thời đó đã rất dũng cảm khi cho đăng bài nầy. Hẳn sau đó các anh chị trong ban biên tập phải gặp rất nhiều khó khăn với cấp trên.


VIỆT NAM XỨ SỞ CỦA NGHỊCH LÝ


Ở hội nghị bàn tròn các nhà báo Châu Á Thái Bình Dương, trả lời phóng viên báo Utusan(Malaysia), đồng chí Nguyễn Cơ Thạch nói rằng ở
nước chúng tôi có thời kỳ giá một trứng vịt 30 đồng, trong khi đó giá một ký thép 5 đồng. Phải có đến 6 kg thép mới mua được một trứng vịt. Trên thế giới không ai làm như thế cả. Chuyện ấy khó tin, nhưng lại là một sự thật. Và đó chỉ là một trong muôn vàn chuyện nghịch lý đã và đang xảy ra ở đất nước ta.
Một giáo viên sau 13 năm giảng dạy, thấy đời sống quá khó khăn, không còn đủ sức theo ngành giáo nữa bèn xin nghỉ dạy. Nhà nước cấp cho chị 13 tháng lương va 6 tháng gạo, qui ra tiền tổng cộng 300.000 đồng. Mang số tiền ấy gửi tiết kiệm lấy lãi 8% mỗi tháng, như vậy không cần phải đi làm việc, mỗi tháng cô giáo lãnh được 24.000 đồng…hơn xa tiền lương lúc còn đi dạy.
Một em bé bán nước tại chợ Cồn Đà Nẵng, mỗi ngày mùa nắng đổ được 30 ấm, mỗi ấm kiếm được 100 đồng, vị chi mỗi tháng thu vào 90.000 đồng. Lương của một vị giáo sư đại học phải thua xa.
Có một dạo, tỉnh nầy thừa gạo nên đem nuôi heo, trong khi thành phố bên cạnh đang thiếu gạo phải cho dân ăn bobo và sắn lát thay cơm. Và hàng hóa sản xuất ra tại nhà máy ở Thủ Đức mà người tiêu dùng ở Chợ Lớn muốn mua phải ra tận Hà Nội mang về! Cung cách làm ăn của ta dựa trên cơ sở những nghịch lý: Người ta phá máy móc tốt để xuất khẩu sắt vụn thu ngoại tệ, dùng ngoại tệ đó nhập máy móc về để cho… han rỉ. Đất đai được chuyển từ người lao động siêng năng cần cù sang những người lười biếng và không biết trồng trọt. Tương tự như vậy, người biết thức khuya dậy sớm để phục vụ nhân dân từ nắm xôi điểm tâm đến cây kim sợi chỉ thì không được phép buôn bán, còn người không biết và không muốn buôn bán thì được giao cho những quầy hàng đồ sộ lộng lẫy.
Nghịch lý cơ bản và nguy hiểm nhất là quyền lợi giữa cá nhân và quyền lợi đất nước mâu thuẫn nhau. Một người lao động chân chính làm hết sức mình một cách thành thật và có năng suất dĩ nhiên sẽ mang lợi đến cho xí nghiệp, cho đất nước nhưng khốn thay bản thân lại đói khổ vì tiền lương quá thấp. Còn ngược lại, nếu chỉ biết lo cho bản thân mình đầy đủ và sung sướng thì dứt khoát anh ta phải làm hại đất nước: ăn cắp, buôn lậu, móc ngoặc, tham ô, gian dối….Do vậy mà có “định lý đảo”: ở Hà Nội có một công dân phải ở tù vì tội sản xuất ra những cây bút và lốp xe tốt hơn và rẻ hơn của nhà nước.
Trong nghiên cứu khoa học xảy ra những nhịch lý: sắn thì giàu đạm hơn thịt bò và hột mít thì ăn ngon và bổ hơn trưng vịt lộn. Đồng thời một giáo sư triết học trước đây tốt nghiệp tiến sỹ tại đại học Sorbone nhưng khi làm bài thi triết ở Việt Nam chỉ đạt được điểm 4/10.
Trong quản lý (tài chính) cũng lắm điều nghịch lý. Người ta in ra tờ giấy bạc ba chục đồng để nâng cao năng suất lao động của nhân viên ngân hàng..vì họ dành nhiều công sức để đếm, nhân chia….
Lại có chuyện nghịch lý như sau. Hai anh em nhà kia cùng rủ nhau đi vượt biên, một người đi lọt và một người bị bắt. Thế là một kẻ bị kết tội phản quốc phải đi tù, kẻ còn lại sau một thời gian trở về thành người yêu nước, được tiếp đón nồng hậu.
Giai cấp tư sản trong nước bóc lột công nhân quá tệ nên được triệt hạ đi, và sau đó người ta trải thảm đỏ mời tư sản nước ngoài vào.
Rồi đến nghịch lý dân chủ: Quốc hội là cơ quan đại diện và quyền lực cao nhất của người dân nhưng trong thực tế được xem như là nơi để…tán thành một cách có tổ chức và kỷ luật khi thông qua hoặc hợp thức hóa mọi chuyện cần hợp thức hóa.. Còn tại một huyện nọ, HĐND huyện phiên đầu tiên bầu chủ tịch huyện, ứng cử viên chỉ có một người duy nhất và điều lệ bầu: ai cũng phải bỏ phiếu và không được quyền bỏ phiếu trắng. Cách làm như vậy được gọi là “dân chủ”…
Trong thông tin có một ngịch lý đáng buồn là muốn biết chuyện xảy ra trong nước phải nghe báo đài nước ngoài, và báo chí ở thành phố HCM thì được tự do bênh vực và ủng hộ nhân dân Nam Phi bị áp bức và công nhân Mỹ bị bóc lột nhưng không được quyền bênh vực cho những người dân bị o ép ở Thuận Hải hay ở các tỉnh khác!
Những chuyện nghịch lý như vậy kể ra còn nhiều nhưng tất cả đều không đáng kể so với điều nghịch lý lớn nhất sau đây: Đến nay vẫn còn có nhiều người không cho những chuyện kể trên là điều nghịch lý
HUỲNH NGỌC CHÊNH
( Đà Nẵng )

Đánh đập trẻ mồ côi tại cơ sở từ thiện




Cảnh cháu bé sợ hãi khi bảo mẫu dùng doi để "dạy bảo"
Cảnh cháu bé sợ hãi khi bảo mẫu dùng doi để "dạy bảo"

Đánh đập trẻ mồ côi tại cơ sở từ thiện

Mới đây, trên trang Youtube xuất hiện một clip ghi lại cảnh các bảo mẫu đánh đập những đứa trẻ tại một cơ sở từ thiện ở Nha Trang.

Trong clip, có thể thấy những đứa trẻ khóc thét lên khi bị các bảo mẫu đánh. Có em bị đánh đến thâm tím cả mông. Có bé lớn hơn lại bị cô bảo mẫu (đang mang bầu) cầm roi chỉ vào mặt, khiến cháu vô cùng sợ hãi.
Không những thế, một trong các bảo mẫu còn dựng nghiêng chiếc cũi trong đó có một cháu bé. Điều này có thể gây nguy hiểm cho cháu nếu chiếc cũi bị trượt, đổ.

Sự việc được xác định diễn ra tại một cơ sở từ thiện của anh Tống Phước Phúc trên đường Phương Sài, TP Nha Trang, Khánh Hòa. Chúng tôi tìm đến địa chỉ này và ghi nhận đây là căn nhà khá khang, nuôi dưỡng trẻ mồ côi và những bà mẹ "trót dại".

Theo lời kể của anh Phúc, anh làm nghề xây dựng, vợ buôn bán nhỏ, cuộc sống không mấy dư dả nhưng lòng tốt của đôi vợ chồng này thì có thừa. Trong một lần đưa vợ đi sinh tại bệnh viện cách đây hơn 10 năm, anh Phúc chứng kiến cảnh nhiều bà mẹ trẻ, do “trót dại” nên khi sinh em bé xong là để con lại bệnh viện và bỏ đi. Cảm thương trước số phận bất hạnh ấy, vợ chồng anh Phúc mang đứa bé về nuôi. Nghĩa cử này vô tình “làm mối” cho những cô gái lỡ lầm, rồi nhà anh thành địa chỉ tin cậy của những đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi. Nghe tin đứa trẻ nào bị bỏ rơi ở đâu, vợ chồng anh cũng đến tìm đến rồi đem về nuôi. Dần dần, nhà anh thành trại trẻ mồ côi tự lúc nào.

 - 1
Dạy chữ cho trẻ mồ côi tại nhà anh Tống Phước Phúc. Ảnh: NGHIÊM NHAN

Từ năm 2004 đến nay, vợ chồng anh đã đón trên 100 đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi, trong đó có những trường hợp cả mẹ lẫn con được đón về nuôi từ khi mẹ mang bầu cho đến lúc sinh con. Trong số trên 100 em được vợ chồng anh nuôi nấng 8 năm qua, có em đã được mẹ chúng đến nhận về, cũng có em đã lớn và được chuyển đến những các trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi lớn hơn.
Thế nhưng, vừa qua, trên mạng Youtube bỗng lan truyền một clip dài hơn 1 phút, ghi lại cảnh những cô bảo mẫu của Cở sở bảo trợ ngoài công lập Phước Phúc của anh đánh đập bọn trẻ “không chút nương tay”.


Đánh đập trẻ là có thật!

Sau khi biết được thông tin về clip, anh Phúc tỏ ra rất bất ngờ và gọi các cô bảo mẫu ra cùng xem. Xem xong clip, cô Hồng Vân, một trong 4 bảo mẫu đánh đập các em xác nhận: “Chính tôi đã đánh những đứa trẻ ấy. Chúng nghịch và lì lắm, nói mãi vẫn không chịu nghe. Hở ra tí là chúng lấy bô úp lên đầu để nghịch!”.

 - 2
Cô Hồng Vân - một trong 4 cô “bảo mẫu” có đánh trẻ em- và con gái. Ảnh: NGHIÊM NHAN

Anh Phúc phụ họa: “Trong mấy cháu nhỏ bị đánh ấy, có cả đứa con của cô Vân này. Con cổ mà cổ không thương, nói gì thương trẻ khác!”. Khi PV hỏi: “Sao anh không nhắc nhở để các cô đánh lũ trẻ quá tay vậy?”, anh Phúc thanh minh: “Nhà tôi nuôi hơn 20 trẻ, lại cưu mang 5-7 cô gái “trót dại” chờ sinh nở nữa mà nguồn thu chính là công việc của tôi (anh Phúc làm nghề xây dựng) nên suốt ngày tôi phải đi làm kiếm gạo về nuôi lũ trẻ. Tôi có dặn mấy cô ấy là không được đánh lũ trẻ nhưng anh biết đó, mấy cô này phần lớn đều không được học hành tử tế, không nhận thức được hậu quả của việc đánh đập trẻ em đâu. Lúc tôi ở nhà thì cô-cháu đều vui vẻ, dạy chữ và dạy hát nhưng hễ tôi ra khỏi nhà là các cô ấy quên ngay lời dặn”.

PV hỏi thêm: “Sao anh không mời các cô ấy ra khỏi nhà chứ để vậy mang tiếng cơ sở từ thiện mà đánh trẻ em sao?”, anh Phúc cho biết: “Tôi cũng đã từng nghĩ như vậy, nhưng đây là nơi “cùng đường” của các cô ấy rồi. Tuy nhiên, sau khi nhắc nhở nhiều lần, từ năm 2011 đến nay không còn tái diễn cảnh đánh trẻ em nữa”.

Trong clip có đến 4 cô bảo mẫu đánh trẻ nhưng theo anh Phúc, 3 cô kia sau khi sinh nở đã ẵm con trở về nguyên quán, có một cô để lại đứa con tên là cu Rùa, nay gần 2 tuổi, chỉ còn cô Hồng Vân vẫn ở lại nhà anh và nuôi dạy các cháu.


video clip xem ở đây:

http://www.baomoi.com/Home/TinhYeu/khampha.vn/Danh-dap-tre-mo-coi-tai-co-so-tu-thien/9212019.epi

Được biết, đoạn clip trên là do một người nước ngoài quay phim và đưa lên Youtube.


Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012

Khắc nhập khắc nhập, ngày cuối của Habubank


Hôm nay (28/8), quyết định sáp nhập Habubank vào SHB chính thức có hiệu lực. Cùng nhìn lại những khoảnh khắc cuối cùng của thương hiệu Habubank trên thị trường.

Sau sáp nhập, SHB trở thành ngân hàng có vốn điều lệ gần 9.000 tỷ đồng, tổng tài sản trên 120.000 tỷ đồng, trên 240 chi nhánh, phòng giao dịch trên cả nước với 5.000 cán bộ, nhân viên.


Toàn bộ khách hàng của Habubank sẽ được chuyển giao cho SHB với quyền lợi hoàn toàn được đảm bảo.


Để đạt được quy mô trên, SHB chỉ mất 7 tháng đàm phán với Habubank thay vì mất tới 5 năm nếu tự thân phát triển.

---> Trình TT Nguyễn Tấn Dũng phương án cơ cấu lại GP. Bank
---> [Cập nhật] Hơn 8000 tỷ đồng bị rút khỏi ACB ngay sau vụ bầu Kiên

Một số phòng giao dịch gỡ bỏ biển hiệu của Habubank
Thương hiệu này không còn sau 20 năm tồn tại
Slogan của Habubank cũng biến mất
Bảng hiệu vứt chỏng chơ
Logo Habubank trên áo một bảo vệ
Thương hiệu mới SHB thay thế cho logo cũ
Từ 28/8, Habubank chính thức bị "xóa sổ" thương hiệu
SHB tiếp quản mọi hoạt động của nhà băng này
Phòng giao dịch mới với thiết kế tông cam là chủ đạo
Hồi hộp trong thời khắc chuyển giao
Công ty chứng khoán Habubank cũng sắp được thay tên đổi họ
Sự tiếc nuối hiện rõ
Một thương hiệu biến mất hoàn toàn sau 20 năm gây dựng và phát triển
Theo Đầu tư

BỆNH THÀNH TÍCH: ĐỪNG TƯỞNG BỌN TRẺ KHÔNG BIẾT GÌ



Image

Ảnh minh học (intrnet)

Lâu nay, người ta nói mãi về “bệnh thành tích”. Đó là cách nói giảm nhẹ đi mức độ chứ còn nói một cách sòng phẳng với nhau phải là “bệnh giả dối”, tức là không có, không đạt được thành tích như thế nhưng vẫn cố gắng trưng bày ra, báo cáo cao hơn khả năng có thể.

Lúa tui là một cô giáo, bởi vậy cũng chẳng khó khăn gì mà không hiểu được tâm trạng của những giáo viên có tuổi đời, tuồi nghề có tâm và tầm trong nghề này. Đa phần họ ghét, lên án. Tuy nhiên số lượng ghét thì nhiều nhưng dám nói, dám lên án lại rất ít, thậm chí đếm trên đầu ngón tay. Quan trọng là, lãnh đạo muốn thế, mà cái sự dối trá này nó lại “có lợi”, đem lại uy tín cho nhà trường, cho bản thân giáo viên, nó chỉ có hại cho xã hội mà thôi. Mà xã hội thì lớn lắm, rộng lắm nên còn lâu mới thấy tác hại….Có khi nói ra lại thiệt vào thân, lương giáo viên đã thấp rồi, thôi thì….Cứ thế, người ta chặc lưỡi để rồi…làm ngơ cho qua, dần dần là thoải hiệp…rồi đi đến hợp tác đắc lực. Nó buồn cười ở chỗ, có những người khi còn đứng trên bục giảng thì ….cũng mang căn bệnh này nặng đến mức “hết thuốc chữa” thế nhưng khi về hưu, chính họ lại phàn nàn, ra chiều suy tư trăn trở lắm cho giáo dục, bởi vậy xã hội biết đâu mà lần, mà đo lường…..

Lúa chỉ có một suy nghĩ thế này thôi, muốn nền giáo dục tốt đẹp, nhân văn thì phải “chịu đau” để cắt bỏ cái khối u giả dối đang lớn dần trong cơ thể. Đau đấy, đụng chạm đấy nhưng sau đó chúng ta sẽ có một “cơ thể khỏe mạnh” không còn chịu những cơn đau hành hạ từng ngày từng giờ và quan trọng hơn là thoát được cái chết của tử thần, vì giáo dục là căn rễ của mọi vấn đề trong xã hội, nó liên quan đến chính con người là chủ thể của xã hội.

Các bác đừng tưởng cứ học sinh thì thích được khen. Một lời khen đúng sẽ có tác dụng khích lệ động viên, thế nhưng một lời khen sai thì nó sẽ dẫn đến hai khả năng, hoặc là học sinh sẽ chủ quan vì “quá đơn giản để có được lời khen” hoặc chúng sẽ xấu hổ hay mặc cảm vì tự nhận thấy lời khen giống như một lời nói dối.

Đừng tưởng học sinh không biết gì về bệnh thành tích của các thầy các cô của chúng. Lúa vô tình nghe lỏm được một cậu học sinh lớp 9 đã nói với bạn rằng “ôi thôi, tớ học cỡ đó chứ tệ hơn nữa cũng không sao hết vì tớ mà không được thi tốt nghiệp thì cô cũng bị khiển trách, nhà trường mất thi đua, mà cho tớ lên cấp 3 rồi thì nhà trường đâu còn liên quan tới tớ nữa đâu…..” Có lẽ lời bộc bạch rất thật kia không khỏi khiến cho những ai còn lương tâm giật mình.

Thằng cu con nhà Lúa, năm nay 9 tuổi vừa nhập học vào lớp bốn. Công bằng mà nhận xét, “hắn” khá thông minh, óc quan sát tốt. Hắn chơi cờ từ hồi 5 tuổi, hiện nay hắn là “cây cờ chủ lực” trong độ tuổi U9 của đội tuyển cờ vua cấp thành phố, mỗi tháng lương hơn hai triệu đồng, đợt hội khoẻ phù đổng vừa rồi hắn ẵm một huy chương đồng. Đi học, hắn luôn làm lớp trưởng, tính khá đằm và được các thầy cô khen là sáng dạ. Có lẽ mọi vấn đề đều được hắn “mổ xẻ” theo thói quen trong chiến thuật nước cờ. Vì vậy mà ngay từ hồi lớp hai, khi đó hắn mới học bảng cửa chương 4, trong một lần nói chuyện với bạn cờ, hắn đã đố các bạn là “đố các bạn 9 nhân với 9 bằng mấy?” các bạn bảo, chưa học chưa biết, hắn nói luôn, “này nhé, 1 nhân 9 thì mình lấy 1 nhân với 10 bằng 10, sau đó mình trừ đi 1; 2 nhân với chín mình lấy 2 nhân với 10 bằng 20 rồi trừ đi 2; 3 nhân với 9 bằng 3 nhân với 10 bằng 30 rồi mình trừ đi 3. Vậy 9 nhân với 9 sẽ bằng 9 nhân với 10 bằng 90 rồi trừ đi 9 bằng 81” Cả nhóm ồ lên “ừ hén”. Thế nhưng sau đó Lúa hỏi, “thế 9 nhân với 7 bằng mấy?” hắn lại không trả lời được. Suy nghĩ một chút hắn bảo “con sẽ lấy 7 nhân với 9 vì phép nhân có tính giao hoán. 7 nhân với 9 sẽ bằng 7 nhân với 10 bằng 70 rồi trừ đi 7 sẽ bằng 63” .

Hắn hơi “cá biệt” một chút nhưng cũng chưa phải là rất thông minh. Có một chuyện thế này xin chia xẻ để các bác cho cảm nhận.

Thứ bảy vừa rồi, thường là ngày hắn được nghỉ. Thế nhưng hôm đó thay vì được đi đá banh và đi hồ bơi, hắn phải vào lớp buổi sáng học một buổi học đặc biệt (hỏi ra thì là kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh đầu năm, đại loại là thế và có giáo viên khác dự giờ). Lớp hắn có 45 học sinh nhưng cô chỉ chọn 18 bạn phải có mặt. Tất nhiên là lớp trưởng nên hắn không thể nằm ngoài danh sách. Những buổi sáng đi học, hắn dạy sớm, quần áo cặp sách chỉnh tề, vui vẻ đến trường với ông. Thế nhưng sáng thứ bảy vừa rồi, hắn phụng phịu, ngáp dài ngáp ngắn rồi ra vẻ bậm bực lắm. Tối về hắn bị ông mắng vốn với mẹ, “hôm nay thằng MT bị cô méc là không tích cực, cứ lầm lì, có vẻ như nó có chuyện gì ấy, không tích cực giơ tay phát biểu trong khi có bao nhiêu thầy cô dự giờ”. Đợi cho ông kể tội một thôi một hồi, tới khi ông đi xuống nhà dưới, Lúa hỏi nhẹ nhàng “con sao vậy? Hôm nay con mệt à? Nếu hôm nay không đi đá bóng thì mai con đi đá bù cho hôm nay….” Bản tính khá đầm, hắn vẫn im lặng. Lúa lại “cởi mở”, thế con giận mẹ à?….hắn thở hắt ra một cái rồi phân trần

“Mẹ biết không, cô bảo 18 bạn đi học buổi sáng thứ bảy, vào đó học lại mấy cái bài mà cô đã dạy rồi. Cô dặn cô giơ tay phát biểu, nhưng toàn là những câu hỏi và câu trả lời mà các bạn đều được học trước, biết trước. Nói những cái ai cũng biết rồi thì có gì đâu mà giỏi, vậy mà cô cũng khen con giỏi nên con chán” Im lặng một lúc rồi hắn nói tiếp “con chẳng muốn tới mấy cái buổi như thế, thà đi đá banh còn thích hơn. Năm lớp ba cũng mấy lần như vậy”…. “con không giơ tay thì cô lại nhìn con….nhiều lúc con muốn trả lời sai đi xem cô có phạt con không…”

À, ra thế, hắn đã biết “nói những cái ai cũng biết” những cái đã được học rồi biết rồi thì “đâu có gì mà giỏi” nên hắn “chán”. Ý tưởng nổi loạn là “con muốn trả lời sai xem cô có phạt con không”. Hóa ra, cô khen hắn giỏi nhưng hắn đâu có thích được khen, vì lời khen đó không xứng đáng. Cái đầu của hắn còn non lắm nên chắc chưa có khái niệm về “bệnh thành tích”. Mẹ Lúa muốn nói với hắn là “đó chính là bệnh thành tích đấy chàng trai của mẹ ạ” nó ngọt ngào như một viên thuốc độc bọc đường nhưng khi trôi vào bụng rồi nó sẽ có sức tàn phá ghê gớm mọi nội quan, làm đảo lộn mọi thành quả của giáo dục. Nói đúng hơn nó chính là kẻ thù của nền giáo dục đấy, chàng trai trẻ ạ.

Vậy thì, hỡi các thầy các cô ơi, đấy là lời tâm sự của một thằng bé lớp 4 đấy nhé. Đừng nghĩ chúng nó bé thì thích được khen, “diễn trò” là chúng nó “phụ họa ” theo, hay nói cái gì chúng nghe cái đấy. Bọn nhóc này cũng đáo để lắm. Hãy coi chừng.

http://hailuablog.wordpress.com/

ĐÙNG MỘT CÁI: THẤT THOÁT 44 TỈ, ĐÙNG CÁI NỮA: TẠM ĐÌNH CHỈ VỤ ÁN


Ấy là TSYG đang nói về vụ thất thoát 44 tỉ đồng ở Cục Điện ảnh, và Quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với ông Lê Ngọc Minh, nguyên Cục phó Cục Điện ảnh liên quan đến vụ thất thoát này (theo VietnamNet). Chỉ cần nghe đùng đùng hai phát là bà con ta đã cảm thấy choáng, và sau đó là chán, cực chán!
Về cái “đùng” thứ nhất, gần như báo chí tờ nào cũng đã đăng tin, thậm chí có những tờ báo đã làm một lèo đến 7-8 bài, TSYG xin không bàn nữa. Nội dung chủ yếu của bài này là nói về cái “đùng” thứ hai: Quyết định tạm đình chỉ vụ án của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, ký ngày 13/8/2012.
Hẳn nhiên giới văn nghệ sĩ, nhất là các nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh đã tỏ rõ sự bất bình và bức xúc khi hay tin tạm đình chỉ vụ án. Nói như nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã: Tôi cảm thấy mất niềm tin trầm trọng! Một số nghệ sĩ cho rằng số tiền 44 tỉ thất thoát chẳng khác gì vỏ hến, đến giờ thì không ai chịu trách nhiệm, không có câu trả lời thỏa đáng (VietnamNet).
Xung quanh việc ban hành quyết định này (tức là cái “đùng” thứ hai), TSYG nhận thấy có những điều khác lạ, xin đưa lên đây để bà con tham khảo:
1) Theo VietnamNet: “quyết định trên được chuyển tới Cục Điện ảnh và Trung tâm Điện ảnh chiều thứ bảy cùng vài cơ quan khác nhưng không được chuyển tới Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, cơ quan chủ quản của Cục Diện ảnh.”
Bài báo “Tạm đình chỉ vụ án thất thoát 44 tỉ ở Cục Điện ảnh” được VietnamNet xuất bản lúc 15h06 ngày 28/8/2012, còn quyết định tạm định chỉ vụ án của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao do Vụ trưởng Nguyễn Mạnh Hiền ký ngày 13/8/2012. Tất cả các cơ quan có liên quan nói trên đều đặt trụ sở tại Hà nội, vì vậy sau 15 ngày mà quyết định không được chuyển tới Bộ VHTTDL là một điều cực kỳ phi lý. Nó phi lý về thời gian, về khoảng cách, và đặc biệt là phi lý về nguyên tắc làm việc. Nếu quả thực điều này xảy ra, thì rõ ràng Viện KSNDTC đã tỏ ra coi thường đơn vị ngang cấp là Bộ VHTTDL – cơ quan chủ quản của Cục Điện ảnh là nơi xảy ra vụ án. Hơn nữa, nếu Bộ VHTTDL không nhận được quyết định này thì làm sao có thể biết và dõi theo tiến độ tố tụng của vụ án thất thoát số tiền quá lớn 44 tỉ đồng xảy ra trong một đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ. Đây là điều không thể chấp nhận được trong nguyên tắc quản lý nhà nước.

Ảnh: VietnamNet
2) Trong quyết định ghi rõ lý do ban hành quyết định: “Xét thấy hiện nay Phạm Thanh Hải, bị can chính trong vụ án bỏ trốn, đã có lệnh truy nã, chưa có điều kiện để hỏi cung, thu thập chứng cớ đối với bị can cũng như làm rõ một số tình tiết quan trọng khác của vụ án. Để việc điều tra xử lý vụ án được khách quan” (ở chỗ này không có dấu chấm hoặc dấu phẩy, và để tôn trọng “hiện thực khách quan”, TSYG để y nguyên như bản gốc, hi hi).
Theo Báo Công an nhân dân online ( http://www.cand.com.vn/vi-VN/phapluat/2012/3/168106.cand ) ngày 20/3/2012: “Quá trình điều tra, cơ quan tố tụng nhận thấy, để Phạm Thanh Hải chiếm đoạt được số tiền lớn là do sự thiếu trách nhiệm của một số cá nhân. Cụ thể là ông Lê Ngọc Minh đã không kiểm tra việc thu, chi tài chính của đơn vị, khi bị can Hải trình ký séc rút tiền cũng không kiểm tra nội dung tờ séc xem có hợp lệ, đúng mục đích không và đã “ký đại” vào 45 chứng từ, séc do bị can Hải lập ra, tạo điều kiện để bị can này chiếm đoạt gần 35 tỉ đồng”…
Như thế, sai phạm của ông Lê Ngọc Minh là do “thiếu trách nhiệm”, đã không kiểm tra thu chi, đã “ký đại” dẫn tới tạo điều kiện cho Hải chiếm đoạt gần 35 tỉ đồng, và do vậy đã “gây hậu quả nghiêm trọng”. Càng đọc càng thấy khôi hài vì sự vô lý đến nhẹ bâng của nó.
Cũng buồn cười không kém là cái câu trích trong quyết định nêu trên “do bị can chính bỏ trốn”, “để việc điều tra xử lý vụ án được khách quan”…
Ở đây cần đặt giả thiết rằng ông Lê Ngọc Minh trong sáng, thậm chí là không có bị can Phạm Thanh Hải, mà số tiền trên vẫn bị mất, thì việc ông Lê Ngọc Minh và một số lãnh đạo khác “bỗng dưng” để thất thoát số tiền quá lớn 44 tỉ đồng, một loại sai phạm khủng do “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, phải được tiếp tục và khẩn trương điều tra làm rõ, chứ sao lại tạm dừng vụ án?
3) Điều 2 của quyết định ghi: “Yêu cầu Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công An (C46) tạm đình chỉ mọi hoạt động tố tụng đối với Lê Ngọc Minh kể từ ngày ban hành quyết định này, chờ khi nào bắt được Phạm Thanh Hải thì phục hồi điều tra theo quy định của pháp luật”.
Điều trớ trêu là ở chỗ: ông Phạm Ngọc Minh đang ở Việt nam, đang trong “vòng tay” của các cơ quan pháp luật thì được “tạm đình chỉ mọi hoạt động tố tụng”. Còn bị can Phạm Thanh Hải đang ở nơi nào đó xa tít tắp mù khơi (nghe đâu là Canada) thì phải chờ đến khi nào bắt được y thì mới “phục hồi điều tra theo qui định của pháp luật” . Ngộ nhỡ (xin lỗi ông Hải trước nha) Phạm Thanh Hải bỗng dưng đổ bệnh chết, hoặc bị băng đảng mafia nào đó ám sát… thì thôi à? Vụ án sẽ bị đình chỉ vĩnh viễn một cách lãng xẹt, nhẹ như lông hồng sao?
TSYG xin mạo muội nêu lên rằng: cái quyết định nói trên của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao có nhiều vấn đề cần tranh luận cho sáng tỏ. Bà con thấy có ý kiến thì xin cứ “mạnh dạn” phát biểu, để chúng ta nhìn rõ hơn cái “mông… mênh” của vụ án. Xin đa tạ bà con.

Tại sao chúng tôi xấu hổ vì hộ chiếu Cu Ba? - Yoani Sanchez


Phạm Nguyên Trường dịch

Cuốn sổ hộ chiếu có 32 trang, bìa màu xanh và có dấu quốc huy. Hộ chiếu Cu Ba làm người ta dễ liên tưởng tới cái thẻ ra vào chứ không phải là chứng minh thư. Nó tạo điều kiện cho chúng tôi rời khỏi hòn đảo, nhưng có nó không có nghĩa là chúng tôi chắc chắn sẽ được ngồi lên máy bay.

Chúng tôi sống trong đất nước duy nhất trên thế giới mà để được nhận cuốn sổ nói trên chúng tôi phải thanh toán không phải bằng loại tiền mà người ta trả cho chúng tôi trong ngày phát lương. Giá của nó là “55 đồng Peso chuyển đổi được”: đối với người công nhân bình thường thì đấy là khoảng ba tháng lương. Mặc dù việc sở hữu cuốn sổ đó là quyền không thể tương nhượng của mỗi người dân sinh ra trên đất nước này, nhưng nó lại là đặc quyền của những người có đồng tiền mạnh. Đồng tiền này phải kiếm bằng cách khác chứ không phải như chính quyền vẫn hứa.

1970-1980: sự bất động của nhân dân Cu Ba

Dù sao mặc lòng, đầu thế kỷ XXI, một người Cu Ba có hộ chiếu đã là hiện tượng có thực, trong khi trong những năm 1970 và 1980 đây là sự kiện cực kỳ hiếm. Thời đó chỉ có một số ít quan chức là có thể có quyền ngồi vào máy bay và bay sang sân bay nước khác mà thôi. Chúng tôi trở thành dân tộc bất động, còn những người hiếm hoi kia, tức là những người có dịp đi ra nước ngoài, thì hoặc đấy là những chuyến công tác hoặc là vĩnh viễn bỏ nước ra đi. Đi ra khỏi biên giới là phần thưởng cho những kẻ đã leo lên được những nấc thang của quyền lực, còn đối với đa số những người “không đáng tin” thì rời bỏ hòn đảo chỉ là giấc mơ.

Những năm 1990: mở cửa cho khách du lịch

May là trong những năm 1990 tình hình đã bắt đầu thay đổi. Có thể làn sóng khách du lịch đã làm cho chúng tôi quan tâm tới thế giới bên ngoài, còn sự sụp đổ của khối xã hội chủ nghĩa thì cho chính phủ thấy rằng họ không thể cứ dùng mãi những “chuyến đi mang tính động viên” chỉ dành cho những người trung thành được nữa. Cái chính là trong những năm đó đã hình thành cơ chế đi ra khỏi hòn đảo. Cơ hội tiếp cận với đồng tiền chuyển đổi được (tiền do mình kiếm được một cách hợp pháp hay bất hợp pháp) cũng góp phần tạo điều kiện cho chúng tôi tìm ra những chân trời mới. Nhưng đa phần là nhờ họ hàng và bạn bè ở nước ngoài, đấy là những người gánh vác phần lớn chi phí cho chuyến đi.

Hiện nay chính phủ vẫn hạn chế nghiêm ngặt việc đi ra nước ngoài

Bây giờ không chỉ những người được lựa chọn mới có quyền đi du lịch, nhưng chính phủ vẫn nắm trong tay bộ lọc tư tưởng nhằm không cho những người phê phán họ được hưởng món quá quý giá đó. Hiện nay chính quyền vẫn hạn chế việc xuất nhập cảnh. Chúng tôi, tức là những người hiện ở trong nước không được đi vì không có “giấy phép xuất cảnh”. Mà giấy này lại được cấp theo các tiêu chuẩn chính trị. Ngoài ra, muốn trở về quê hương, kiều bào ở nước ngoài cũng phải trải qua những thủ tục như du khách vậy.

Quyết định cuối cùng (cả xuất lẫn nhập) là của cơ quan quân sự, họ có quyền từ chối mà không cần giải thích lý do. Như vậy nghĩa là trong những văn phòng, nơi người ta xin giấy phép xuất cảnh và lãnh sự, nơi người ta xin nhập cảnh, luôn luôn diễn ra những bi kịch của con người, còn những quyết định tùy tiện thì đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”. Những người lên tiếng phê phán, thuộc nhóm đối lập hay làm báo tự do, hiếm khi được phép xuất cảnh.

Các nhân viên y tế cũng bị kiểm soát rất ngặt nghèo, phải được phép của bộ chủ quản thì họ mới được phép xuất cảnh. Hoàn cảnh của những kiều bào này đúng là một bi kịch, sau khi ở nước ngoài một thời gian, họ không được về thăm gia đình hay con cái. Một số người phải chết nơi đất khách quê người mà không có cơ hội trở về hôn người mẹ già hay nhìn lại ngôi nhà xưa.

Cuốn hộ chiếu mà chúng tôi xấu hổ

Đảng cầm quyền và hệ tư tưởng tự giành lấy quyền quản lý dòng người ra vào như thể hòn đảo của chúng tôi không phải là ngôi nhà, không phải là Tổ quốc mà là nhà tù, trại giam hay chiến hào vậy. Những người may mắn, tức là những người được cho đi, bước vào giai đoạn thử thách đầy đau khổ. Họ phải ra sân bay và trình cái hộ chiếu đó, nhiều người nhìn nó với ánh mắt ngờ vực. Tháng nào cũng có nhiều người Cu Ba chạy trốn khắp thế giới, điều này có nghĩa là chúng tôi luôn luôn nằm trong danh sách những kẻ đáng ngờ mỗi khi nói đến chuyện cấp thị thực. Như vậy nghĩa là ngay khi những người đồng bào của chúng tôi định cư ở nước ngoài là họ thở phào vì có quyền sử dụng một chứng minh thư khác hẳn.

Một cuốn sổ với mấy trang giấy với cái bìa bằng da và quốc huy của nước khác có thể thay đổi mọi sự. Còn cuốn sổ màu xanh, chứng thực rằng chúng tôi sinh ra ở Cu Ba, thì được dấu kỹ trong ngăn kéo. Trong khi chờ đợi cái ngày mà nó sẽ trở thành niềm tự hào chứ không phải là sự xấu hổ.

P.N.T.

Dịch từ tiếng Nga tại địa chỉ: http://inosmi.ru/world/20120828/197354486.html#ixzz24n0KTZgT

Nguyên bản: Quand le passeport cubain devient une source de honte

Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

BẦU KIÊN, NHÀ ĐẦU TƯ TRONG BÓNG TỐI



Ngoài việc là một dấu chỉ về những góc khuất trong hệ thống ngân hàng đang bộc lộ, qua câu chuyện bầu Kiên bị bắt, nền kinh tế Việt Nam sẽ hé mở thêm những bất trắc rất đáng được quan tâm.


Bầu Kiên và Ngân hàng Kiên Long



Vừa qua, đại diện Ngân hàng Kiên Long cho biết trong danh sách cổ đông, không có tên ông Nguyễn Đức Kiên và ông này cũng không liên quan gì tới hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng cùng với ACB, tài sản của ông Kiên len lỏi trong khá nhiều ngân hàng. Chính bầu Kiên tiết lộ là có cổ phần trong Kienlong Bank (1). Thậm chí, ông Kiên được cho là cổ đông lớn nhất, đủ sức chi phối Ngân hàng Kiên Long. Với tư cách là một nhà đầu tư thầm lặng, thông qua Ngân hàng ACB hoặc một số cá nhân, tổ chức được ủy thác; ông Kiên sở hữu cổ phần tại Kienlong Bank là một việc không mới mẻ… giống như tình trạng bóng đá Việt Nam không có khả năng tự nuôi mình, là một thực tế mà ai cũng biết.

Chính Chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ cũng xác nhận Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) sẽ họp khẩn sau thông tin ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt tạm giam. Sự sống của nhiều Câu lạc bộ bóng đá Việt Nam phụ thuộc vào “tình yêu” của các ông bầu. Do đó, nơi đây các ông bầu không nhất thiết phải thầm lặng, có vẻ thoải mái khi tuyên bố về tài sản cơ ngơi của mình.


Trong lễ tổng kết của VFF, ông Kiên cho biết mình là “cổ đông chính của Eximbank”. Nhằm tuân thủ quy định, theo đó mỗi ông bầu chỉ được phép sở hữu một đội bóng tại một giải đấu. Bầu Kiên từng nói, sẽ bán cổ phần tại Ngân hàng Kiên Long. Bởi Câu lạc bộ bóng đá Kienlong Bank Kiên Giang được lên chơi ở Giải vô địch quốc gia, trong khi đó Ngân hàng Kiên Long lại là nhà tài trợ chính cho đội bóng này. Xem ra, sự việc này khớp với dư luận cho rằng ông Kiên có làm ăn chung với với một đại gia khá bí ẩn có quý danh là L., Chủ tịch một tập đoàn khác ở Việt Nam. Sản phẩm của liên doanh khá thầm lặng này chính là Ngân hàng Kiên-Long (Kienlong Bank).


Bầu Kiên và ông Nguyễn Văn Bình


Đến nay, dư luận vẫn không hiểu mối quan hệ giữa bầu Kiên và ông Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình cụ thể như thế nào. Thông tin về việc ông Kiên mua 2 phiếu từ… đâu đó cho ông Bình, để giữ chức Thống đốc Ngân hàng hiện còn là chuyện trong “góc khuất”. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào diễn tiến trong phiên chất vấn trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 21/8 thì người ta thấy như sau:

Theo Thống đốc Bình, các chức vụ “Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị ACB” và “Hội đồng Sáng lập” của bầu Kiên từng nắm giữ không có ý nghĩa gì cả. Đồng thời, vai trò của bầu Kiên rất mờ nhạt trong các ngân hàng thương mại cổ phần. Song Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thì lại cho rằng, các chức danh này chẳng có ý nghĩa gì sao NHNN lại không ra tay xử lý dứt điểm ngay để dư luận đỡ xôn xao? Rốt cuộc Thống đốc Bình xuống nước, đại khái thừa nhận về sự yếu kém của hệ thống thanh tra, giám sát của NHNN. Ông Bình không nêu lên được mức độ yếu kém cụ thể của ngành thuộc trách nhiệm quản lý của mình. Cách trả lời này, khiến dư luận càng rõ thêm về thái độ vô trách nhiệm của ông Thống đốc. Vì theo cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết, đơn vị này đã thực hiện lệnh khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Đức Kiên từ đơn thư khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật của 3 công ty đều do ông Nguyễn Đức Kiên làm Chủ tịch HĐQT. Trong đó có 2 công ty liên quan đến Ngân hàng Á Châu(2).

Ngay sau hôm ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt, trong phiên giao dịch sáng ngày 21/8, NHNN đã bơm ra 5.000 tỷ đồng trên thị trường mở (OMO). Quy mô lượng bơm vốn trên được nhìn nhận là bất thường, bởi hơn một tháng trước đó, thị trường mở gần như không có giao dịch. Phiên cao nhất trước đó cũng chỉ có 51 tỷ đồng. Trong ngày này, các nhà đầu tư đã hoảng loạn bán tháo cổ phiếu. Cả hai sàn giao dịch Hà Nội và Hà Nội đều giảm gần hết biên độ. Với mức giảm này, theo tính toán của các chuyên gia chứng khoán, thì thị trường chứng khoán Việt Nam đã mất tổng cộng gần 1,8 tỷ USD.

Qua hôm sau nữa, NHNN bơm tiếp ra 13.025 tỷ đồng trên thị trường OMO (3). Hiện tượng NHNN liên tục rót ra một số tiền lớn, lớn đến mức gây ngạc nhiên cho các chuyên gia tài chính nước ngoài. Thực tế này cho thấy, xuất phát từ việc mất khả năng thanh khoản, nếu không “bơm tiền” kịp thời, sẽ có không ít cán bộ ngân hàng đi theo bầu Kiên. Cũng tại cuộc trả lời chất vấn trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 21/8, mức độ khủng hoảng của hệ thống ngân hàng dưới sự quản lý của ông Nguyễn Văn Bình ngày càng có những biểu hiện trầm trọng hơn. Có ngân hàng vẫn báo lãi dù đã mất hết vốn tự có lẫn vốn điều lệ. Chẳng hạn hiện có 9 tổ chức tín dụng phải thực hiện tái cơ cấu, cả 9 ngân hàng đều báo cáo có lãi. Nhưng khi NHNN tiến hành thanh tra trực tiếp thì có tổ chức tín dụng có nợ xấu lên tới 60%.


Kết luận


Qua việc triệt hạ vây cánh các nhóm lợi ích, liệu vụ án bầu Kiên có tạo ra chút ấn tượng nào cho người dân hay không, vẫn là một câu hỏi chưa có kết luận. Song qua sự kiện bơm tiền ồ ạt của NHNN, chắc chắn mức khủng hoảng của nền kinh tế Việt Nam hiện nay sẽ thêm trầm trọng. Vụ bắt giữ bầu Kiên chỉ thực hiện sau khi chức danh Trưởng Ban phòng chống tham nhũng chuyển từ tay ông Nguyễn Tấn Dũng sang tay ông Nguyễn Phú Trọng. Với kết quả Thủ tướng chỉ được 3/14 phiếu trong một cuộc bầu chọn tín nhiệm (4). Xem ra, chiến trường chính trị nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam không ồn ào, không trải rộng lên các mặt báo truyền thông. Nhưng chiến trường này cũng không kém phần khốc liệt qua việc tranh đoạt các lợi ích chiến lược và kinh tế.

Dự đoán mức án tù dành cho bầu Kiên lúc này là quá sớm, mặc dù theo tin từ Reuter là chừng 2 năm (5). Kết cục, vụ án bầu Kiên sẽ hứa hẹn đưa ra ánh sáng nhiều bí ẩn tưởng mãi thầm lặng trong giới quý tộc đỏ. Chẳng hạn, liệu mức độ “kinh doanh trái phép” của bầu Kiên có dừng lại ở phạm vi trong nước… Hay câu chuyện góc khuất của hệ thống ngân hàng Việt Nam có dấu hiệu vượt qua biên giới, như trong một bài viết khác, tác giả đã công bố trước khi ông Kiên bị bắt 10 ngày (6).

© Huỳnh Việt Lang

© Đàn Chim Việt