Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012

Khắc nhập khắc nhập, ngày cuối của Habubank


Hôm nay (28/8), quyết định sáp nhập Habubank vào SHB chính thức có hiệu lực. Cùng nhìn lại những khoảnh khắc cuối cùng của thương hiệu Habubank trên thị trường.

Sau sáp nhập, SHB trở thành ngân hàng có vốn điều lệ gần 9.000 tỷ đồng, tổng tài sản trên 120.000 tỷ đồng, trên 240 chi nhánh, phòng giao dịch trên cả nước với 5.000 cán bộ, nhân viên.


Toàn bộ khách hàng của Habubank sẽ được chuyển giao cho SHB với quyền lợi hoàn toàn được đảm bảo.


Để đạt được quy mô trên, SHB chỉ mất 7 tháng đàm phán với Habubank thay vì mất tới 5 năm nếu tự thân phát triển.

---> Trình TT Nguyễn Tấn Dũng phương án cơ cấu lại GP. Bank
---> [Cập nhật] Hơn 8000 tỷ đồng bị rút khỏi ACB ngay sau vụ bầu Kiên

Một số phòng giao dịch gỡ bỏ biển hiệu của Habubank
Thương hiệu này không còn sau 20 năm tồn tại
Slogan của Habubank cũng biến mất
Bảng hiệu vứt chỏng chơ
Logo Habubank trên áo một bảo vệ
Thương hiệu mới SHB thay thế cho logo cũ
Từ 28/8, Habubank chính thức bị "xóa sổ" thương hiệu
SHB tiếp quản mọi hoạt động của nhà băng này
Phòng giao dịch mới với thiết kế tông cam là chủ đạo
Hồi hộp trong thời khắc chuyển giao
Công ty chứng khoán Habubank cũng sắp được thay tên đổi họ
Sự tiếc nuối hiện rõ
Một thương hiệu biến mất hoàn toàn sau 20 năm gây dựng và phát triển
Theo Đầu tư

BỆNH THÀNH TÍCH: ĐỪNG TƯỞNG BỌN TRẺ KHÔNG BIẾT GÌ



Image

Ảnh minh học (intrnet)

Lâu nay, người ta nói mãi về “bệnh thành tích”. Đó là cách nói giảm nhẹ đi mức độ chứ còn nói một cách sòng phẳng với nhau phải là “bệnh giả dối”, tức là không có, không đạt được thành tích như thế nhưng vẫn cố gắng trưng bày ra, báo cáo cao hơn khả năng có thể.

Lúa tui là một cô giáo, bởi vậy cũng chẳng khó khăn gì mà không hiểu được tâm trạng của những giáo viên có tuổi đời, tuồi nghề có tâm và tầm trong nghề này. Đa phần họ ghét, lên án. Tuy nhiên số lượng ghét thì nhiều nhưng dám nói, dám lên án lại rất ít, thậm chí đếm trên đầu ngón tay. Quan trọng là, lãnh đạo muốn thế, mà cái sự dối trá này nó lại “có lợi”, đem lại uy tín cho nhà trường, cho bản thân giáo viên, nó chỉ có hại cho xã hội mà thôi. Mà xã hội thì lớn lắm, rộng lắm nên còn lâu mới thấy tác hại….Có khi nói ra lại thiệt vào thân, lương giáo viên đã thấp rồi, thôi thì….Cứ thế, người ta chặc lưỡi để rồi…làm ngơ cho qua, dần dần là thoải hiệp…rồi đi đến hợp tác đắc lực. Nó buồn cười ở chỗ, có những người khi còn đứng trên bục giảng thì ….cũng mang căn bệnh này nặng đến mức “hết thuốc chữa” thế nhưng khi về hưu, chính họ lại phàn nàn, ra chiều suy tư trăn trở lắm cho giáo dục, bởi vậy xã hội biết đâu mà lần, mà đo lường…..

Lúa chỉ có một suy nghĩ thế này thôi, muốn nền giáo dục tốt đẹp, nhân văn thì phải “chịu đau” để cắt bỏ cái khối u giả dối đang lớn dần trong cơ thể. Đau đấy, đụng chạm đấy nhưng sau đó chúng ta sẽ có một “cơ thể khỏe mạnh” không còn chịu những cơn đau hành hạ từng ngày từng giờ và quan trọng hơn là thoát được cái chết của tử thần, vì giáo dục là căn rễ của mọi vấn đề trong xã hội, nó liên quan đến chính con người là chủ thể của xã hội.

Các bác đừng tưởng cứ học sinh thì thích được khen. Một lời khen đúng sẽ có tác dụng khích lệ động viên, thế nhưng một lời khen sai thì nó sẽ dẫn đến hai khả năng, hoặc là học sinh sẽ chủ quan vì “quá đơn giản để có được lời khen” hoặc chúng sẽ xấu hổ hay mặc cảm vì tự nhận thấy lời khen giống như một lời nói dối.

Đừng tưởng học sinh không biết gì về bệnh thành tích của các thầy các cô của chúng. Lúa vô tình nghe lỏm được một cậu học sinh lớp 9 đã nói với bạn rằng “ôi thôi, tớ học cỡ đó chứ tệ hơn nữa cũng không sao hết vì tớ mà không được thi tốt nghiệp thì cô cũng bị khiển trách, nhà trường mất thi đua, mà cho tớ lên cấp 3 rồi thì nhà trường đâu còn liên quan tới tớ nữa đâu…..” Có lẽ lời bộc bạch rất thật kia không khỏi khiến cho những ai còn lương tâm giật mình.

Thằng cu con nhà Lúa, năm nay 9 tuổi vừa nhập học vào lớp bốn. Công bằng mà nhận xét, “hắn” khá thông minh, óc quan sát tốt. Hắn chơi cờ từ hồi 5 tuổi, hiện nay hắn là “cây cờ chủ lực” trong độ tuổi U9 của đội tuyển cờ vua cấp thành phố, mỗi tháng lương hơn hai triệu đồng, đợt hội khoẻ phù đổng vừa rồi hắn ẵm một huy chương đồng. Đi học, hắn luôn làm lớp trưởng, tính khá đằm và được các thầy cô khen là sáng dạ. Có lẽ mọi vấn đề đều được hắn “mổ xẻ” theo thói quen trong chiến thuật nước cờ. Vì vậy mà ngay từ hồi lớp hai, khi đó hắn mới học bảng cửa chương 4, trong một lần nói chuyện với bạn cờ, hắn đã đố các bạn là “đố các bạn 9 nhân với 9 bằng mấy?” các bạn bảo, chưa học chưa biết, hắn nói luôn, “này nhé, 1 nhân 9 thì mình lấy 1 nhân với 10 bằng 10, sau đó mình trừ đi 1; 2 nhân với chín mình lấy 2 nhân với 10 bằng 20 rồi trừ đi 2; 3 nhân với 9 bằng 3 nhân với 10 bằng 30 rồi mình trừ đi 3. Vậy 9 nhân với 9 sẽ bằng 9 nhân với 10 bằng 90 rồi trừ đi 9 bằng 81” Cả nhóm ồ lên “ừ hén”. Thế nhưng sau đó Lúa hỏi, “thế 9 nhân với 7 bằng mấy?” hắn lại không trả lời được. Suy nghĩ một chút hắn bảo “con sẽ lấy 7 nhân với 9 vì phép nhân có tính giao hoán. 7 nhân với 9 sẽ bằng 7 nhân với 10 bằng 70 rồi trừ đi 7 sẽ bằng 63” .

Hắn hơi “cá biệt” một chút nhưng cũng chưa phải là rất thông minh. Có một chuyện thế này xin chia xẻ để các bác cho cảm nhận.

Thứ bảy vừa rồi, thường là ngày hắn được nghỉ. Thế nhưng hôm đó thay vì được đi đá banh và đi hồ bơi, hắn phải vào lớp buổi sáng học một buổi học đặc biệt (hỏi ra thì là kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh đầu năm, đại loại là thế và có giáo viên khác dự giờ). Lớp hắn có 45 học sinh nhưng cô chỉ chọn 18 bạn phải có mặt. Tất nhiên là lớp trưởng nên hắn không thể nằm ngoài danh sách. Những buổi sáng đi học, hắn dạy sớm, quần áo cặp sách chỉnh tề, vui vẻ đến trường với ông. Thế nhưng sáng thứ bảy vừa rồi, hắn phụng phịu, ngáp dài ngáp ngắn rồi ra vẻ bậm bực lắm. Tối về hắn bị ông mắng vốn với mẹ, “hôm nay thằng MT bị cô méc là không tích cực, cứ lầm lì, có vẻ như nó có chuyện gì ấy, không tích cực giơ tay phát biểu trong khi có bao nhiêu thầy cô dự giờ”. Đợi cho ông kể tội một thôi một hồi, tới khi ông đi xuống nhà dưới, Lúa hỏi nhẹ nhàng “con sao vậy? Hôm nay con mệt à? Nếu hôm nay không đi đá bóng thì mai con đi đá bù cho hôm nay….” Bản tính khá đầm, hắn vẫn im lặng. Lúa lại “cởi mở”, thế con giận mẹ à?….hắn thở hắt ra một cái rồi phân trần

“Mẹ biết không, cô bảo 18 bạn đi học buổi sáng thứ bảy, vào đó học lại mấy cái bài mà cô đã dạy rồi. Cô dặn cô giơ tay phát biểu, nhưng toàn là những câu hỏi và câu trả lời mà các bạn đều được học trước, biết trước. Nói những cái ai cũng biết rồi thì có gì đâu mà giỏi, vậy mà cô cũng khen con giỏi nên con chán” Im lặng một lúc rồi hắn nói tiếp “con chẳng muốn tới mấy cái buổi như thế, thà đi đá banh còn thích hơn. Năm lớp ba cũng mấy lần như vậy”…. “con không giơ tay thì cô lại nhìn con….nhiều lúc con muốn trả lời sai đi xem cô có phạt con không…”

À, ra thế, hắn đã biết “nói những cái ai cũng biết” những cái đã được học rồi biết rồi thì “đâu có gì mà giỏi” nên hắn “chán”. Ý tưởng nổi loạn là “con muốn trả lời sai xem cô có phạt con không”. Hóa ra, cô khen hắn giỏi nhưng hắn đâu có thích được khen, vì lời khen đó không xứng đáng. Cái đầu của hắn còn non lắm nên chắc chưa có khái niệm về “bệnh thành tích”. Mẹ Lúa muốn nói với hắn là “đó chính là bệnh thành tích đấy chàng trai của mẹ ạ” nó ngọt ngào như một viên thuốc độc bọc đường nhưng khi trôi vào bụng rồi nó sẽ có sức tàn phá ghê gớm mọi nội quan, làm đảo lộn mọi thành quả của giáo dục. Nói đúng hơn nó chính là kẻ thù của nền giáo dục đấy, chàng trai trẻ ạ.

Vậy thì, hỡi các thầy các cô ơi, đấy là lời tâm sự của một thằng bé lớp 4 đấy nhé. Đừng nghĩ chúng nó bé thì thích được khen, “diễn trò” là chúng nó “phụ họa ” theo, hay nói cái gì chúng nghe cái đấy. Bọn nhóc này cũng đáo để lắm. Hãy coi chừng.

http://hailuablog.wordpress.com/

ĐÙNG MỘT CÁI: THẤT THOÁT 44 TỈ, ĐÙNG CÁI NỮA: TẠM ĐÌNH CHỈ VỤ ÁN


Ấy là TSYG đang nói về vụ thất thoát 44 tỉ đồng ở Cục Điện ảnh, và Quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với ông Lê Ngọc Minh, nguyên Cục phó Cục Điện ảnh liên quan đến vụ thất thoát này (theo VietnamNet). Chỉ cần nghe đùng đùng hai phát là bà con ta đã cảm thấy choáng, và sau đó là chán, cực chán!
Về cái “đùng” thứ nhất, gần như báo chí tờ nào cũng đã đăng tin, thậm chí có những tờ báo đã làm một lèo đến 7-8 bài, TSYG xin không bàn nữa. Nội dung chủ yếu của bài này là nói về cái “đùng” thứ hai: Quyết định tạm đình chỉ vụ án của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, ký ngày 13/8/2012.
Hẳn nhiên giới văn nghệ sĩ, nhất là các nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh đã tỏ rõ sự bất bình và bức xúc khi hay tin tạm đình chỉ vụ án. Nói như nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã: Tôi cảm thấy mất niềm tin trầm trọng! Một số nghệ sĩ cho rằng số tiền 44 tỉ thất thoát chẳng khác gì vỏ hến, đến giờ thì không ai chịu trách nhiệm, không có câu trả lời thỏa đáng (VietnamNet).
Xung quanh việc ban hành quyết định này (tức là cái “đùng” thứ hai), TSYG nhận thấy có những điều khác lạ, xin đưa lên đây để bà con tham khảo:
1) Theo VietnamNet: “quyết định trên được chuyển tới Cục Điện ảnh và Trung tâm Điện ảnh chiều thứ bảy cùng vài cơ quan khác nhưng không được chuyển tới Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, cơ quan chủ quản của Cục Diện ảnh.”
Bài báo “Tạm đình chỉ vụ án thất thoát 44 tỉ ở Cục Điện ảnh” được VietnamNet xuất bản lúc 15h06 ngày 28/8/2012, còn quyết định tạm định chỉ vụ án của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao do Vụ trưởng Nguyễn Mạnh Hiền ký ngày 13/8/2012. Tất cả các cơ quan có liên quan nói trên đều đặt trụ sở tại Hà nội, vì vậy sau 15 ngày mà quyết định không được chuyển tới Bộ VHTTDL là một điều cực kỳ phi lý. Nó phi lý về thời gian, về khoảng cách, và đặc biệt là phi lý về nguyên tắc làm việc. Nếu quả thực điều này xảy ra, thì rõ ràng Viện KSNDTC đã tỏ ra coi thường đơn vị ngang cấp là Bộ VHTTDL – cơ quan chủ quản của Cục Điện ảnh là nơi xảy ra vụ án. Hơn nữa, nếu Bộ VHTTDL không nhận được quyết định này thì làm sao có thể biết và dõi theo tiến độ tố tụng của vụ án thất thoát số tiền quá lớn 44 tỉ đồng xảy ra trong một đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ. Đây là điều không thể chấp nhận được trong nguyên tắc quản lý nhà nước.

Ảnh: VietnamNet
2) Trong quyết định ghi rõ lý do ban hành quyết định: “Xét thấy hiện nay Phạm Thanh Hải, bị can chính trong vụ án bỏ trốn, đã có lệnh truy nã, chưa có điều kiện để hỏi cung, thu thập chứng cớ đối với bị can cũng như làm rõ một số tình tiết quan trọng khác của vụ án. Để việc điều tra xử lý vụ án được khách quan” (ở chỗ này không có dấu chấm hoặc dấu phẩy, và để tôn trọng “hiện thực khách quan”, TSYG để y nguyên như bản gốc, hi hi).
Theo Báo Công an nhân dân online ( http://www.cand.com.vn/vi-VN/phapluat/2012/3/168106.cand ) ngày 20/3/2012: “Quá trình điều tra, cơ quan tố tụng nhận thấy, để Phạm Thanh Hải chiếm đoạt được số tiền lớn là do sự thiếu trách nhiệm của một số cá nhân. Cụ thể là ông Lê Ngọc Minh đã không kiểm tra việc thu, chi tài chính của đơn vị, khi bị can Hải trình ký séc rút tiền cũng không kiểm tra nội dung tờ séc xem có hợp lệ, đúng mục đích không và đã “ký đại” vào 45 chứng từ, séc do bị can Hải lập ra, tạo điều kiện để bị can này chiếm đoạt gần 35 tỉ đồng”…
Như thế, sai phạm của ông Lê Ngọc Minh là do “thiếu trách nhiệm”, đã không kiểm tra thu chi, đã “ký đại” dẫn tới tạo điều kiện cho Hải chiếm đoạt gần 35 tỉ đồng, và do vậy đã “gây hậu quả nghiêm trọng”. Càng đọc càng thấy khôi hài vì sự vô lý đến nhẹ bâng của nó.
Cũng buồn cười không kém là cái câu trích trong quyết định nêu trên “do bị can chính bỏ trốn”, “để việc điều tra xử lý vụ án được khách quan”…
Ở đây cần đặt giả thiết rằng ông Lê Ngọc Minh trong sáng, thậm chí là không có bị can Phạm Thanh Hải, mà số tiền trên vẫn bị mất, thì việc ông Lê Ngọc Minh và một số lãnh đạo khác “bỗng dưng” để thất thoát số tiền quá lớn 44 tỉ đồng, một loại sai phạm khủng do “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, phải được tiếp tục và khẩn trương điều tra làm rõ, chứ sao lại tạm dừng vụ án?
3) Điều 2 của quyết định ghi: “Yêu cầu Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công An (C46) tạm đình chỉ mọi hoạt động tố tụng đối với Lê Ngọc Minh kể từ ngày ban hành quyết định này, chờ khi nào bắt được Phạm Thanh Hải thì phục hồi điều tra theo quy định của pháp luật”.
Điều trớ trêu là ở chỗ: ông Phạm Ngọc Minh đang ở Việt nam, đang trong “vòng tay” của các cơ quan pháp luật thì được “tạm đình chỉ mọi hoạt động tố tụng”. Còn bị can Phạm Thanh Hải đang ở nơi nào đó xa tít tắp mù khơi (nghe đâu là Canada) thì phải chờ đến khi nào bắt được y thì mới “phục hồi điều tra theo qui định của pháp luật” . Ngộ nhỡ (xin lỗi ông Hải trước nha) Phạm Thanh Hải bỗng dưng đổ bệnh chết, hoặc bị băng đảng mafia nào đó ám sát… thì thôi à? Vụ án sẽ bị đình chỉ vĩnh viễn một cách lãng xẹt, nhẹ như lông hồng sao?
TSYG xin mạo muội nêu lên rằng: cái quyết định nói trên của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao có nhiều vấn đề cần tranh luận cho sáng tỏ. Bà con thấy có ý kiến thì xin cứ “mạnh dạn” phát biểu, để chúng ta nhìn rõ hơn cái “mông… mênh” của vụ án. Xin đa tạ bà con.

Tại sao chúng tôi xấu hổ vì hộ chiếu Cu Ba? - Yoani Sanchez


Phạm Nguyên Trường dịch

Cuốn sổ hộ chiếu có 32 trang, bìa màu xanh và có dấu quốc huy. Hộ chiếu Cu Ba làm người ta dễ liên tưởng tới cái thẻ ra vào chứ không phải là chứng minh thư. Nó tạo điều kiện cho chúng tôi rời khỏi hòn đảo, nhưng có nó không có nghĩa là chúng tôi chắc chắn sẽ được ngồi lên máy bay.

Chúng tôi sống trong đất nước duy nhất trên thế giới mà để được nhận cuốn sổ nói trên chúng tôi phải thanh toán không phải bằng loại tiền mà người ta trả cho chúng tôi trong ngày phát lương. Giá của nó là “55 đồng Peso chuyển đổi được”: đối với người công nhân bình thường thì đấy là khoảng ba tháng lương. Mặc dù việc sở hữu cuốn sổ đó là quyền không thể tương nhượng của mỗi người dân sinh ra trên đất nước này, nhưng nó lại là đặc quyền của những người có đồng tiền mạnh. Đồng tiền này phải kiếm bằng cách khác chứ không phải như chính quyền vẫn hứa.

1970-1980: sự bất động của nhân dân Cu Ba

Dù sao mặc lòng, đầu thế kỷ XXI, một người Cu Ba có hộ chiếu đã là hiện tượng có thực, trong khi trong những năm 1970 và 1980 đây là sự kiện cực kỳ hiếm. Thời đó chỉ có một số ít quan chức là có thể có quyền ngồi vào máy bay và bay sang sân bay nước khác mà thôi. Chúng tôi trở thành dân tộc bất động, còn những người hiếm hoi kia, tức là những người có dịp đi ra nước ngoài, thì hoặc đấy là những chuyến công tác hoặc là vĩnh viễn bỏ nước ra đi. Đi ra khỏi biên giới là phần thưởng cho những kẻ đã leo lên được những nấc thang của quyền lực, còn đối với đa số những người “không đáng tin” thì rời bỏ hòn đảo chỉ là giấc mơ.

Những năm 1990: mở cửa cho khách du lịch

May là trong những năm 1990 tình hình đã bắt đầu thay đổi. Có thể làn sóng khách du lịch đã làm cho chúng tôi quan tâm tới thế giới bên ngoài, còn sự sụp đổ của khối xã hội chủ nghĩa thì cho chính phủ thấy rằng họ không thể cứ dùng mãi những “chuyến đi mang tính động viên” chỉ dành cho những người trung thành được nữa. Cái chính là trong những năm đó đã hình thành cơ chế đi ra khỏi hòn đảo. Cơ hội tiếp cận với đồng tiền chuyển đổi được (tiền do mình kiếm được một cách hợp pháp hay bất hợp pháp) cũng góp phần tạo điều kiện cho chúng tôi tìm ra những chân trời mới. Nhưng đa phần là nhờ họ hàng và bạn bè ở nước ngoài, đấy là những người gánh vác phần lớn chi phí cho chuyến đi.

Hiện nay chính phủ vẫn hạn chế nghiêm ngặt việc đi ra nước ngoài

Bây giờ không chỉ những người được lựa chọn mới có quyền đi du lịch, nhưng chính phủ vẫn nắm trong tay bộ lọc tư tưởng nhằm không cho những người phê phán họ được hưởng món quá quý giá đó. Hiện nay chính quyền vẫn hạn chế việc xuất nhập cảnh. Chúng tôi, tức là những người hiện ở trong nước không được đi vì không có “giấy phép xuất cảnh”. Mà giấy này lại được cấp theo các tiêu chuẩn chính trị. Ngoài ra, muốn trở về quê hương, kiều bào ở nước ngoài cũng phải trải qua những thủ tục như du khách vậy.

Quyết định cuối cùng (cả xuất lẫn nhập) là của cơ quan quân sự, họ có quyền từ chối mà không cần giải thích lý do. Như vậy nghĩa là trong những văn phòng, nơi người ta xin giấy phép xuất cảnh và lãnh sự, nơi người ta xin nhập cảnh, luôn luôn diễn ra những bi kịch của con người, còn những quyết định tùy tiện thì đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”. Những người lên tiếng phê phán, thuộc nhóm đối lập hay làm báo tự do, hiếm khi được phép xuất cảnh.

Các nhân viên y tế cũng bị kiểm soát rất ngặt nghèo, phải được phép của bộ chủ quản thì họ mới được phép xuất cảnh. Hoàn cảnh của những kiều bào này đúng là một bi kịch, sau khi ở nước ngoài một thời gian, họ không được về thăm gia đình hay con cái. Một số người phải chết nơi đất khách quê người mà không có cơ hội trở về hôn người mẹ già hay nhìn lại ngôi nhà xưa.

Cuốn hộ chiếu mà chúng tôi xấu hổ

Đảng cầm quyền và hệ tư tưởng tự giành lấy quyền quản lý dòng người ra vào như thể hòn đảo của chúng tôi không phải là ngôi nhà, không phải là Tổ quốc mà là nhà tù, trại giam hay chiến hào vậy. Những người may mắn, tức là những người được cho đi, bước vào giai đoạn thử thách đầy đau khổ. Họ phải ra sân bay và trình cái hộ chiếu đó, nhiều người nhìn nó với ánh mắt ngờ vực. Tháng nào cũng có nhiều người Cu Ba chạy trốn khắp thế giới, điều này có nghĩa là chúng tôi luôn luôn nằm trong danh sách những kẻ đáng ngờ mỗi khi nói đến chuyện cấp thị thực. Như vậy nghĩa là ngay khi những người đồng bào của chúng tôi định cư ở nước ngoài là họ thở phào vì có quyền sử dụng một chứng minh thư khác hẳn.

Một cuốn sổ với mấy trang giấy với cái bìa bằng da và quốc huy của nước khác có thể thay đổi mọi sự. Còn cuốn sổ màu xanh, chứng thực rằng chúng tôi sinh ra ở Cu Ba, thì được dấu kỹ trong ngăn kéo. Trong khi chờ đợi cái ngày mà nó sẽ trở thành niềm tự hào chứ không phải là sự xấu hổ.

P.N.T.

Dịch từ tiếng Nga tại địa chỉ: http://inosmi.ru/world/20120828/197354486.html#ixzz24n0KTZgT

Nguyên bản: Quand le passeport cubain devient une source de honte

Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN