Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

Vận đen liên tiếp đeo bám Sacombank

(VnMedia) - Bước vào tháng 8, Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng Sài gòn Thương tín (Sacombank -SBS) liên tiếp bị vận đen đeo bám khi vừa thua lỗ vừa bị pháp luật "sờ gáy", và giờ tạm ngừng giao dịch ký quỹ.
>> Sacombank- "miếng bánh" đã bị phân chia

>> Nhân Thìn - Năm hạn của Sacombank?

SBS gặp vận đen: Lỗ nặng, bị phạt, pháp luật "sờ gáy"

Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng Sài gòn Thương tín (Sacombank -SBS) vừa công bố tình hình hoạt động và thực trạng tài chính tính đến thời điểm 30/06/2012 trên cơ sở Báo cáo soát xét đặc biệt của Công ty Kiểm toán Ernst & Young.
Những con số sau kiểm toán đã gây sốc với nhiều nhà đầu tư. Có vẻ như, năm nay vận đen vẫn tiếp tục đeo bám Sacombank khi vốn chủ sở hữu của SBS ở con số âm và SBS rơi vào vòng kiểm soát đặc biệt.
Theo kết quả kiểm toán soát xét đặc biệt tình hình tài chính đến ngày 30/6/2012 của SBS, tổng tài sản của SBS tại thời điểm 30/6/2012 đạt 1.480 tỷ đồng (trong đó tiền mặt và các khoản tương đương tiền là 878,4 tỷ đồng).
Tổng nợ phải trả: 1.736 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của SBS đang âm 256 tỷ đồng. Lợi nhuận chưa phân phối cũng âm 1.772 tỷ đồng.
Tổng lỗ lũy kế đến thời điểm 30/06/2012 là 1.772 tỷ đồng, phát sinh chủ yếu do việc trích lập dự phòng bổ sung cho danh mục đầu tư và khoản phải thu trong các năm 2010 và 2011.

SBS đã đưa ra các giải pháp khắc phục khó khăn, trong đó có xây dựng Đề án tái cấu trúc toàn diện hoạt động của SBS.
SBS cũng tự nhận phải chấp nhận một công ty chứng khoán có quy mô vốn hóa thấp hơn trước đây nhưng thật sự lành mạnh về tài chính nhằm đạt được mục tiêu là đảm bảo quyền lợi của cổ đông, nhà đầu tư và sự lành mạnh của thị trường tài chính.
Trước đó, ngày 23/7/2012, Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE), đã đưa cổ phiếu của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (mã SBS) vào diện chứng khoán bị kiểm soát, do kết quả kinh doanh của SBS tính đến 31/03/2012 có lợi nhuận chưa phân phối âm 1.424,14 tỷ đồng vượt quá vốn đầu tư chủ sở hữu đồng thời tình hình tài chính của Công ty chưa được giải trình đầy đủ.
Tiếp đến ngày 31/7, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 30 triệu đồng đối với SBS, vì chậm nộp Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2011 và Báo cáo tài chính Quý I/2012.
Đang rối bời với những khó khăn, bước vào đầu tháng 8, Chứng khoán Sacombank-SBJ lại bị dính vào vòng lao lý. Theo Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE), Cơ quan An ninh điều tra, Công an Thành phố Hà Nội chính thức khởi tố vụ án hình sự “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu sự thật trong hoạt động chứng khoán, thao túng giá chứng khoán” xảy ra tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín.
Trong ngày 13/8, SBS đã công bố việc việc nhận được thông báo từ Cơ quan An ninh điều tra - Công an TP.Hà Nội khởi tố vụ án hình sự xảy ra tại SBS, đồng thời khẳng định sẽ duy trì ổn định công ty.

Ảnh minh họa
Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng Sài gòn Thương tin (Sacombank - SBS) đang đối mặt với nhiều khó khăn



Theo SBS, ngày 16/06/2012, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2011, SBS cũng đã tiến hành thay thế gần như tất cả các thành viên Hội Đồng Quản Trị, Ban Điều Hành và Ban Kiểm Soát.
Đồng thời, theo kết quả Báo cáo tài chính Quý I/2012, số lỗ lũy kế trong hoạt động kinh doanh vượt con số 1.400 tỷ đồng.

"Mặc dù vậy, nhưng với nỗ lực của Thành viên Hội Đồng Quản Trị và Ban Điều Hành mới, tình hình hoạt động tại SBS vẫn được duy trì ổn định. Áp lực thanh toán nợ tại SBS là không đáng kể, SBS hoàn toàn có khả năng chi trả các khoản nợ hiện tại...", thông báo của SBS nêu rõ.


Bất ngờ dừng giao dịch ký quỹ


Trong khi các nhà đầu tư còn đang chờ đợi SBS giải quyết khó khăn như thế nào thì ngày 24/8, SBS bất ngờ công bố tạm ngừng giao dịch ký quỹ.


Theo bản thông báo, SBS sẽ tiến hành thu hồi các khoản đã phát vay vào ngày đáo hạn và sẽ không thực hiện gia hạn.
Các hợp đồng mở tài khoản giao dịch ký quỹ hiện hành sẽ được thanh lý khi nghĩa vụ của các khoản vay hiện tại kết thúc.

SBS sẽ không mở tài khoản giao dịch ký quỹ mới, không thực hiện phát vay đối với các tài khoản giao dịch ký quỹ hiện tại.
Thời hiệu áp dụng từ ngày 24/08/2012.

Hiện, SBS vẫn tiếp tục nằm trong danh sách thuộc diện bị kiểm soát cùng với tám doanh nghiệp khác là Công ty CP Gạch mien Changyih (chính thức có hiệu lực trong ngày hôm nay 29/8), Công ty CP Dược phẩm Cửu Long, Công ty CP Xuất nhập khẩu Lâm thủy sản Bến Tre, Công ty CP Thực phẩm Quốc tế, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Điện MeeCa VNECO, Công ty CP Container Phía Nam.


http://www6.vnmedia.vn/home/NewsId_312853_Catid_25.html


tin liên quan:

- Cuộc chiến chống tham nhũng của Đảng qua vụ bầu Kiên – ( RFA ).

- Hoạt động ACB: Chủ tịch Trần Xuân Giá đã về Việt Nam (stox). Tâm lý bầy đàn (DV). Vận đen liên tiếp đeo bám Sacombank (VnMedia).

- S&P: Vụ 'bầu Kiên' nêu bật các rủi ro của ngành ngân hàng Việt Nam (VOA).

- Thị trường Việt Nam bình ổn hơn – ( BBC ).

Nguyễn Xuân Nghĩa - Chết lâm sàng


Bài viết này sẽ ngắn gọn tổng hợp một số dữ kiện về kinh tế, nhưng để nói về vụ khủng hoảng chính trị tại Việt Nam.

Sau cả chục năm gần như mỗi ngày có mặt trên trang nhất của thời sự quốc tế, vì một cuộc chiến có sự tham dự của Hoa Kỳ, Việt Nam đã trôi vào lãng quên đến hai chục năm, từ 1975 đến 1995. Năm 1995 là khi Hà Nội tái lập bang giao với Hoa Kỳ. Ðấy cũng là khi Việt Nam thật sự đổi mới kinh tế sau những dọ dẫm và cố gắng nửa vời. Nhìn lại thì 10 năm đầu sau chiến tranh là 10 năm lãng phí và khủng hoảng do sự hoang tưởng của ý thức hệ nên lãnh đạo Hà Nội mới phải cải cách về kinh tế mà chưa biết thế nào là đúng là sai. Hai chục năm sau thì mới khác, từ 1995.

Việc Việt Nam ký kết Hiệp định Thương mại Song phương với Hoa Kỳ cuối năm 2001 rồi gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO năm 2007 đánh dấu một giai đoạn tăng trưởng ngoạn mục so với quá khứ của Việt Nam. So với các quốc gia khác, đà tăng trưởng khoảng 7% một năm chỉ là sự thường khi kinh tế chuyển hướng theo quy luật thị trường, hãy hỏi người dân Ðông Á thì biết. Nhưng cũng từ năm 2007, Việt Nam bắt đầu trôi vào giông bão.

Và tuần qua, nếu thời sự quốc tế lại nhắc đến Việt Nam thì chẳng là về thành tích kinh tế mà vì một vụ khủng hoảng chính trị. Ðó là việc bắt giữ một đại gia nhiều thế lực...

Năm 1995 là khi tổng sản lượng Việt Nam vượt qua dấu mốc đáng nhớ là 20 tỷ Mỹ kim một năm, lên gấp đôi vào năm 2003, rồi gấp đôi tức là 80 tỷ vào năm 2007, và đạt mức trăm tỷ vào năm 2009. Hiện nay, tổng sản lượng xứ này ở gần 130 tỷ đô la, chia cho dân số là 90 triệu thì người dân thật ra vẫn còn thuộc loại nghèo. Nhưng đà tăng vọt từ hai chục tỷ lên gấp sáu trong khoảng thời gian từ 1995 đến nay là điều đáng mừng. Sau quá nhiều hoạn nạn vì chiến tranh và cách mạng, người dân xứng đáng được hưởng một cuộc sống khác.

Khi hỏi các kinh tế gia, họ cho biết là từ 1996 đến năm 2000, Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng trung bình là 6.9% một năm, tức là mỗi năm lại sản xuất thêm được một lượng sản vật bằng 6.9% của năm trước. Qua giai đoạn 2001-2005 thì đà tăng trưởng còn lên tới 7.5% một năm với viện trợ và đầu tư nước ngoài được ồ ạt trút vào trong sự hồ hởi chung. Ðấy cũng là một đòn bẩy đã tạo nên sức bật huy hoàng này.

Nhưng ngẫm lại thì Việt Nam có hy vọng khởi phát tương tự Ðài Loan hay Nam Hàn nửa thế kỷ về trước. Qua giai đoạn 2006-2010 thì mức bột phát ấy đã khựng, còn khoảng 7.1% một năm và tới năm 2011 thì chỉ còn 5.9%. Tình hình năm nay sẽ là đáng ngại, chỉ ở khoảng 4.3-4.5% mà thôi.

Câu hỏi nhiều người muốn biết là vì sao Việt Nam đã ôm viễn ảnh rồng cọp kinh tế rồi lại như kỳ nhông cắc ké? Câu trả lời đơn giản là “kinh tế cũng là chính trị”.

Thật ra, lãnh đạo Việt Nam không phát minh ra cây đũa thần kinh tế để thay thế chủ nghĩa Mác-Lênin đã phá sản. Việt Nam chỉ áp dụng chiến lược Ðông Á như Nhật Bản, Ðài Loan, Nam Hàn rồi Trung Quốc, là lấy xuất cảng làm đầu máy tăng trưởng.

Dù là một quốc gia có nhiều tài nguyên, ít ra là hơn ba nước Ðông Á dẫn đầu nói trên, Việt Nam vẫn chủ yếu nhập cảng nguyên nhiên vật liệu, tái chế biến với một số trị giá gia tăng để bán ra ngoài. Như vậy, nền kinh tế này chỉ làm gia công và nhập cảng vẫn là chủ yếu, thường xuyên. Nhưng lại tăng vọt trong năm năm gọi là ngoạn mục nhất, từ 2006, nên hàng năm vẫn bị nhập siêu, nhập nhiều hơn xuất, trung bình mỗi tháng một tỷ đô la.

Muốn kinh tế tăng trưởng, người ta phải tiết kiệm tiêu thụ mà dùng tài nguyên đó đầu tư cho sản xuất với hy vọng tạo thêm tài nguyên của cải cho sau này. Việt Nam phải đầu tư rất nhiều để có mức tăng trưởng ngoạn mục đã qua. Từ khoảng 35% tổng sản lượng trong các năm 1996-2000, tỷ lệ đầu tư của Việt Nam đã vượt 43% trong các năm 2006-2010. Nếu nhớ lại thành tích vừa trình bày ở trên, khi Việt Nam phải đầu tư nhiều nhất thì cũng là lúc đà tăng trưởng giảm sút.

Nghĩa là gắng sức đầu tư mà kém hiệu năng, tức là một vấn đề về chính sách.

Các sinh viên kinh tế nhập môn đều biết đến tỷ số ICOR: phải đầu tư cỡ nào để gia tăng được một đơn vị sản xuất? Các nước Ðông Á đầu tư ba phần thì ăn được một, Việt Nam phải mất gấp đôi, với tỷ số ICOR là 6.

Người ta có thể tìm lý do châm chước là vụ tổng suy trầm kinh tế toàn cầu trong các năm 2008-2009. Nhưng lý do chính sách ở đây là tín dụng. So với năm 2000 thì lượng tín dụng đã tăng gần 14 lần vào năm 2010 với kết quả là nâng gấp đôi sản lượng trong 10 năm đó. Xin hãy nhớ đến tỷ số 14/2 như một cách tính nhẩm về sự phi lý tại Việt Nam.

Thật ra, lý do chính sách ở đây chỉ là chính trị.

Vì đấy là lúc mà các đại gia ngân hàng tung hoành. Họ có thể vay tiền mua đất, chơi stock và sát nhập công ty để bành trướng thế lực như trong một bàn cờ Monopoly của trẻ nít. Nền kinh tế có năng suất kém vì phải đầu tư nhiều, với hiệu năng quá thấp, lại sản sinh ra một thành phần thiểu số cực kỳ giàu có, họ còn trơ trẽn phô trương sự giàu có này như những tấm gương thành công! Thế hệ trẻ mà nhìn vào đó như mẫu mực thì xã hội lâm nguy, là điều đã xảy ra. Sa đọa xã hội đã bùng nổ.

Ngày nay, mọi người đều thấy các “trung tâm sản nhập” là tập đoàn kinh tế nhà nước kiểu Vina, như Vinashin hay Vinalines. Sản nhập vì thu vào một nhập lượng cực lớn để cho ra một suất lượng thấp hơn. Phần sai biệt mà kế toán gọi là lỗ lã thì chảy vào trong túi một thiểu số. Ở vòng ngoài là các đại gia có quan hệ với đảng viên cán bộ cao cấp để mở ra thị trường “tư doanh nhập nhằng” và kiếm tiền vô tội vạ. Tư doanh nhập nhằng vì chỉ là của tư nhân trên danh nghĩa, về thực chất thì đấy là mạng lưới kinh doanh của lãnh đạo.

Việt Nam đã định chế hóa sự tham ô qua chính sách quản lý quái gở đó.

Khi người dân công phẫn về nạn cướp đất của đám cường hào ác bá và bất mãn về tình trạng tham nhũng tràn lan, lãnh đạo bắt đầu nói đến chỉnh đảng và giải trừ tham nhũng. Với kết quả là hai hệ thống truy lùng tham nhũng song hành - của đảng và của nhà nước, do viên thủ tướng vẫn đòi lãnh đạo. Khi những người tham ô nhất nước mà cầm đầu việc diệt trừ tham nhũng trong hàng ngũ bên kia thì người ta biết kết quả sẽ ra sao.

Việt Nam đã đạt năng suất tham ô tới hạng siêu phàm nên đang lâm vào khủng hoảng chính trị.

Chi tiết hình sự hữu duyên là kẻ bị bắt có khi đang được bảo vệ để khỏi bị phe phái của chính anh ta “tự tử”, hoặc lặng lẽ thủ tiêu để khỏi thành thật khai báo nhiều quá!

Nhưng còn đời sống kinh tế của người dân? Xin hãy nhìn lên núi nợ khó đòi và sẽ mất của hệ thống ngân hàng. Nợ thối là bao nhiêu, bao giờ sẽ ụp xuống đầu, không ai biết! Hoặc liếc qua chuyện doanh nghiệp phá sản, sống chết ra sao và bao nhiêu còn ngáp ngáp, cũng chẳng ai biết!

Cuộc khảo sát hồi Tháng 6 vừa qua của tổng cục thống kê có cho thấy một phần của sự quái đản ấy. Có 9,331 doanh nghiệp nhà nước, tư nhân và có vốn nước ngoài được phỏng vấn về tình hình kinh doanh trong 15 tháng trước, tính đến trung tuần tháng 5 vừa qua. Kết quả là 8.4% trong số này đã phá sản hay âm thầm đóng cửa. Bị thiệt hại nhất là tư doanh với tỷ lệ sập tiệm là hơn 9%. Lý do nghiêm trọng nhất là bị lỗ vì kém năng suất, thiếu vốn kinh doanh và không thể cạnh tranh nổi! Ðấy chỉ là một “dân số mẫu” của thống kê.

Thực tế thì trong 623 ngàn doanh nghiệp có khai báo vào cuối năm 2011, có hơn 200 ngàn cơ sở đã tiêu vong. Còn lại, “chết lâm sàng” như người ta nói thì chẳng ai rõ là có bao nhiêu. Phải chăng “chết lâm sàng” là... bệnh hay lây và đã lên tới não bộ của đảng?



Nguyễn Xuân Nghĩa

Phạm Tuyên - Bộ trưởng Vương Đình Huệ nói và làm



"Không thể vì 11 doanh nghiệp xăng dầu đầu mối mà phải vì hơn 80 triệu dân... doanh nghiệp đừng có dọa cơ quan quản lý nhà nước, nếu cần tôi sẽ lập doanh nghiệp khác..."

Cách đây gần một năm, vừa nhậm chức Bộ trưởng Tài chính, ông Vương Đình Huệ đã làm nức lòng người dân cả nước khi tuyên bố như vậy tại hội thảo “Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường ở Việt Nam” (ngày 20-9-2011).

Sau hội thảo nảy lửa đó, thấy ông Huệ làm thật, bằng việc lập đoàn kiểm tra việc tính giá xăng dầu, trích quỹ bình ổn của 4 doanh nghiệp xăng dầu đầu mối lớn nhất.

Và người dân tiếp tục chờ đợi và kỳ vọng vị Bộ trưởng từng là Tổng Kiểm toán Nhà nước sẽ làm cho “cơm ra cơm, cháo ra cháo”.

Cuối tháng 12-2011, Bộ Tài chính công bố kết quả kiểm tra giá xăng dầu tại 4 doanh nghiệp xăng dầu đầu mối lớn và cũng chỉ ra được một vài bất cập trong quản trị doanh nghiệp, cách tính giá cơ sở, chi hoa hồng quá lớn; bất hợp lý trong cơ chế trích nộp, quản lý quỹ bình ổn...

Nhưng kết quả ấy cũng không để làm gì, vì sau đó không thấy Bộ Tài chính công bố biện pháp xử lý nào đối với doanh nghiệp đã bị kiểm tra.

Từ đó “quả bóng kỳ vọng” của người dân vào Bộ trưởng dần xì hơi. Nhìn vào hoạt động của các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu, thì mọi chuyện vẫn y như cũ. Thậm chí, việc quản lý và giám sát tăng, giảm giá của Bộ Tài chính đôi khi còn lơi lỏng, theo hướng có lợi cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.

Không ít lần, doanh nghiệp lãi lớn nhưng Bộ Tài chính vẫn lặng thinh. Điển hình là thời điểm giá xăng dầu thế giới liên tiếp giảm trong vòng gần 1 tháng (hồi tháng 5-2012) giúp doanh nghiệp có lợi nhuận tới 2.100 đồng/lít xăng nhưng doanh nghiệp “quên” không đề xuất giảm giá bán và Bộ Tài chính cũng “quên” động thái giám sát của mình. Chỉ sau khi báo chí đồng loạt lên tiếng thì cơ quan quản lý mới ra yêu cầu doanh nghiệp tính toán giảm giá.

Tình trạng Bộ Tài chính bị báo chí “nhắc việc” phải yêu cầu doanh nghiệp giảm giá bán xăng dầu do có lãi lớn lại tiếp tục lặp lại vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7 vừa qua.

Một ví dụ khác, thể hiện sự “lập cập” trong điều hành giá xăng dầu của Bộ Tài chính, ở chỗ không nhất quán trong việc lấy căn cứ thời gian để tính điều chỉnh giá: Có thời điểm căn cứ điều chỉnh giá xăng được tính theo 20 ngày, có thời điểm được tính theo 10 ngày.

Gần một năm đã trôi qua, những tuyên bố mạnh mẽ của Bộ trưởng Vương Đình Huệ cũng không còn nhiều người nhớ, bởi có nhớ cũng chẳng để làm gì. Vì thực tế thị trường xăng dầu bao năm nay vẫn thế.

Điệp khúc tăng nhanh, giảm chậm vẫn diễn ra đều đều; mỗi khi doanh nghiệp kêu lỗ, tình trạng găm hàng, cây xăng ngừng bán vẫn diễn ra. Ngay cả việc minh bạch chuyện lỗ lãi, giá nhập khẩu hàng của doanh nghiệp... cũng vẫn tù mù. Một năm trôi nhanh, thì một nhiệm kỳ Bộ trưởng cũng sẽ trôi nhanh.

Người dân không mong gì hơn, chỉ mong Bộ trưởng Vương Đình Huệ đã nói thì giữ lời: Điều hành vì quyền lợi của 80 triệu dân chứ không phải vì quyền lợi của 11 doanh nghiệp đầu mối.


Tiền Phong


Phạm Tuyên

VIẾT TIẾP CHO BÀI “VIỆT NAM: XỨ SỞ CỦA NGHỊCH LÝ”



KHÁNH TRÂM
Cách đây hơn 20 năm, trên báo Tuổi Trẻ chủ nhật số ra ngày 11/12/1988 tôi được đọc bài “Việt Nam: Xứ sở của nghịch lý” của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh. Hôm nay đọc lại bài này thấy có rất nhiều thông tin về sự “nghịch lý” kia vẫn ung dung tồn tại một cách viên mãn.
Đó là nghịch lý về nghiên cứu khoa học : Ngày trước thì “ sắn giàu đạm hơn thịt bò/ hột mít thì ăn ngon và bổ hơn trứng vịt lộn”, còn ngày nay thì cả nước có 9000 tiến sỹ nhưng Việt nam chưa có một tạp chí nào được quốc tế công nhận cả và chỉ xếp hạng 69 về nghiên cứu khoa học (thấp nhất trong vùng Đông Nam Á nhưng số lượng TS lại nhiều nhất)….

Đó là nghịch lý về quản lý : “Ngày ấy người ta in ra tờ giấy bạc ba chục đồng để nâng cao năng suất lao động của nhân viên ngân hàng vì họ phải dành nhiều thì giờ để đếm, nhân chia. Sản xuất hàng hóa phần lớn còn ở trình độ thủ công, nhưng công việc hành chính của ta lại tiến lên tự động hóa hoàn toàn”. Ngày nay thì những tập đoàn làm ăn kém hiệu quả như Vinashine, Vinaline, Vinaconex…được cưng chiều, được giao nguồn vốn khổng lồ để rồi làm thất thoát hàng chục ngàn tỷ nhưng ngài thủ tướng ( người quản lý các tập đoàn) chỉ nhận trách nhiệm chính trị và các “con cưng” trên lại được “tái cấu trúc” để tồn tại…
Đó là nghịch lý về dân chủ: “Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của người dân, nhưng trong thực tế được xem là nơi để …tán thành một cách có tổ chức và kỷ luật khi thông qua hay hợp thức hóa mọi chuyện cần hợp thức”. Nghịch lý này cho đến bây giờ về cơ bản vẫn vậy (ở quốc hội), còn trong cuộc sống thì có hàng trăm nghìn thứ “phi dân chủ”: Cá lớn nuốt cá bé, cậy chức cậy quyền, đứng trên luật pháp nhưng người dân không còn chỗ bấu víu bởi lẽ nhà nước ta không theo thể chế tam quyền phân lập và công an là lực lượng bảo vệ xã hội, bảo vệ người dân thế nhưng bây giờ rất nhiều người “sợ” công an. Lực lượng này không ít người thoái hóa, bảo kê cho xã hội đen, thậm chí đánh người vượt quá quyền hạn dẫn đến tử vong ( trường hợp ông Trịnh Xuân Tùng là một điển hình).
Đó là nghịch lý về thông tin: Đây là “một nghịch lý rất đáng buồn là muốn biết chuyện trong nước phải nghe đài báo nước ngoài, và báo chí ở TP HCM thì được tự do bênh vực và ủng hộ nhân dân Nam Phi bị áp bức và công nhân Mỹ bị bóc lột, nhưng không được quyền bênh vực cho người dân bị o ép ở Thuận Hải hay ở các tỉnh khác”! Đúng. Ngày nay bộ máy tuyên truyền như gã khổng lồ. Cả nước có gần 700 tờ báo nhưng khi sự kiện bà Đặng Thị Kim Liêng tự thiêu thì không thấy đưa tin và những trường hợp dân oan mất đất trên khắp ba miền từ Bắc chí Nam thì báo chí quốc doanh chỉ đưa tin có lợi cho chính quyền. Chưa kể rất nhiều trường hợp báo chí không được đến tác nghiệp ( trường hợp hai nhà báo của Đài tiếng nói Việt Nam bị hành hung ở Văn Giang đến mức phải vô bệnh viện là một ví dụ).
Ngày ấy, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh đã phải thốt lên “đến nay vẫn còn có nhiều người không cho những chuyện kể trên là những nghịch lý”.
Thế mà hơn 20 năm sau, câu chuyện “nghịch lý” này chưa có điểm dừng.
Xin tiếp tục góp thêm vào bản danh sách những nghịch lý đau lòng của những người con dân nước Việt ở những năm đầu TK 21:
  • Nghịch lý 1: Yêu nước bị đàn áp.
Liên tiếp trong hai mùa hè (2011 và 2012), nhiều người đi biểu tình phản đối nhà cầm quyền Bắc Kinh gây hấn và xâm lược trên biển Đông đã bị chính quyền đàn áp. Trong số các biểu tình viên (BTV) có nhiều nhân sỹ trí thức, các văn nghệ sỹ, cựu chiến binh, học sinh sinh viên, các tầng lớp nhân dân… trong số đó có nhiều người ở xa Hà Nội và TP HCM. Những công dân đầy lương tri và trách nhiệm trước vận mệnh tổ quốc này đã không những không được biểu dương mà còn bị các phương tiện truyền thông của chính quyền bôi nhọ, bị gọi là “phản động”, bị “kẻ xấu xúi giục”, bị “gây mất trật tự công cộng”, bị “làm xấu hình ảnh thủ đô hòa bình”, bị….Trong số đó BTV Bùi Thị Minh Hằng bị bắt và đưa đi giam giữ 5 tháng trong trại Thanh Hà không qua xét xử còn các BTV khác thì bị đưa đi giam giữ ở trại Lộc Hà (cả 2 nơi này dành cho các đối tượng phục hồi nhân phẩm). Nghe thật hài hước. Tôi cứ nghĩ mãi để tìm ra lời giải: Hiện nay mâu thuẫn cơ bản và nguy hiểm nhất là quyền lợi dân tộc và quyền lợi của Đảng mâu thuẫn nhau. Nếu không thì tại sao trước họa xâm lăng chính quyền lại thẳng tay đàn áp người yêu nước? Nếu việc này còn tiếp diễn thì chắc chắn trong tương lai cái trại Lộc Hà sẽ trở thành điểm tham quan du lịch nơi ghi dấu danh sách những biểu tình viên chống Tầu – một tài nguyên du lịch nhân văn của thủ đô.
  • Nghịch lý 2: Đi sơ tán giữa thời bình.
Để thể hiện lòng yêu nước trước họa xâm lăng và thực hiện quyền biểu tình của công dân được hiến pháp ghi nhận, nhiều người đã phải đi “sơ tán” (không ngủ ở nhà) để tránh việc bị chính quyền cho người chặn cửa, theo dõi, cầm chân…trước mỗi chủ nhật “xuống đường”. Đội quân “sơ tán” này đủ thành phần từ người già (cụ Lê Hiền Đức), người trẻ và trẻ em (mẹ con Trần Thị Nga), trung niên (Blogger Phương Bích)…
  • Nghịch lý 3: Đem thanh niên, học sinh ra làm hàng rào ngăn chặn biểu tình còn cảnh sát và an ninh đứng phía sau. Hình ảnh này đã lưu lại câu thơ trong nhân dân “ Em đứng trước dãy hàng rào sắt/ Sau lưng em sào huyệt giặc Tầu”.
  • Nghịch lý 4: Thời đại thông tin mà các bloggers bị sách nhiễu.
Trước thực trạng nhiều sự kiện quan trọng bị bưng bít, các bloggers ( những người viết báo mạng) đã cam đảm đưa những thông tin trung thực đến với nhân dân. Để hạn chế người dân truy cập, chính quyền đã ra thông tư yêu cầu các nhà mạng đặt tường lửa bên cạnh độ ngũ hacker chuyên nghiệp. Với biện pháp này nhiều nhà cung cấp dịch vụ mạng đã bị mất khách hàng (con số này được báo cáo là hàng triệu người bỏ thuê bao). Những bloggers tên tuổi còn được chính quyền và xã hội đen “chăm sóc” bằng nhiều hình thức. Trường hợp TS Nguyễn Xuân Diện bị hành hung ở Viện Hán Nôm và mới đây anh bị sở Thông Tin Truyền Thông ( 4T) gửi giấy bắt nộp phạt vì “ lợi dụng trang thông tin điện tử cá nhân để cung cấp thông tin gây phương hại đến trật tự an toàn xã hội”. Quyết định của sở 4T vô căn cứ, đã quy chụp, vu khống nên TS Diện đã ngay lập tức phản hồi “tôi sẽ xem xét để khiếu nại hoặc khởi kiện đối với quyết định này”. Ngoài TS Diện, nhiều bloggers đã bị đánh phá trang mạng nên phải liên tục “xây nhà”, “dọn nhà” như Anh Ba Sàm, Quê Choa, Nguyễn Trọng Tạo…
  • Nghịch lý 5: Sống trong thời bình mà người dân cảm thấy bất an hơn trong thời chiến.
Nếu nhà nước làm cuộc điều tra XHH tôi tin là số người đồng tình với nhận xét trên đây từ 80% đến 90%. Chưa có khi nào mà danh sách tin “cướp, giết, hiếp” cứ ngày một dài trên báo và các phương tiện truyền thông. Đây là dấu hỏi lớn cho việc xây dựng, quản lý và điều hành xã hội.
  • Nghịch lý 6: Không thể kể tên hết các nghịch lý.
Nếu kể thêm ra như : Người ngay sợ kẻ gian, người dốt dậy người giỏi, học giả bằng thật, kẻ bất lương bắt nạt người lương thiện, “ông chủ” thì nghèo mà “đầy tớ” thì giàu, kẻ tham nhũng được giao trọng trách chống tham nhũng….thì danh sách này sẽ còn dài lắm. Với những gì nêu ra trên đây, tôi lại lẩm cẩm tự lẩm bẩm một mình “Việt Nam có nên tự hào nói rằng DÂN CHỦ GẤP VẠN LẦN các nước tư bản và nhận mình là NƯỚC HẠNH PHÚC THỨ HAI trên thế giới hay không???”

Bài tôi chép lại và đăng vào tháng 8. 2011

VIỆT NAM XỨ SỞ CỦA NGHỊCH LÝ

Khi ngồi gõ lại bài báo nầy, tôi đã cười bò lăn vì ngỡ là đang đọc chuyện tiếu lâm. Nhưng rồi ngay sau đó, thấy đau xót. Không ngờ đất nước lại trải qua một giai đoạn tăm tối và tồi tệ đến mức như vậy mà nhân dân ta vẫn cứ lầm lủi chịu đựng.
Bài báo nầy tôi viết từ năm 1988, được báo Tuổi Trẻ đăng lên mục diễn đàn. Từ đó đến nay tôi không hề đọc lại, nhiều chuyện trong đó tôi đã quên đi. Bây giờ đọc lại thật bất ngờ, không thể nào tin nỗi. Như chuyện lưu hành tiền mệnh giá 30 đồng. Không biết vị lãnh đạo nào của Ngân hàng Nhà nước có sáng kiến động trời ấy, nếu bây giờ còn sống hãy dũng cảm đứng ra nhận trách nhiệm để lịch sử lưu "danh".

Có những chuyện đã qua rồi như là chuyện tiếu lâm thời Trạng Quỳnh. Nhưng cũng có những chuyện đến bây giờ vẫn còn y như vậy. Ôi nghịch lý !!!!

Ban biên tập Tuổi Trẻ thời đó đã rất dũng cảm khi cho đăng bài nầy. Hẳn sau đó các anh chị trong ban biên tập phải gặp rất nhiều khó khăn với cấp trên.


VIỆT NAM XỨ SỞ CỦA NGHỊCH LÝ


Ở hội nghị bàn tròn các nhà báo Châu Á Thái Bình Dương, trả lời phóng viên báo Utusan(Malaysia), đồng chí Nguyễn Cơ Thạch nói rằng ở
nước chúng tôi có thời kỳ giá một trứng vịt 30 đồng, trong khi đó giá một ký thép 5 đồng. Phải có đến 6 kg thép mới mua được một trứng vịt. Trên thế giới không ai làm như thế cả. Chuyện ấy khó tin, nhưng lại là một sự thật. Và đó chỉ là một trong muôn vàn chuyện nghịch lý đã và đang xảy ra ở đất nước ta.
Một giáo viên sau 13 năm giảng dạy, thấy đời sống quá khó khăn, không còn đủ sức theo ngành giáo nữa bèn xin nghỉ dạy. Nhà nước cấp cho chị 13 tháng lương va 6 tháng gạo, qui ra tiền tổng cộng 300.000 đồng. Mang số tiền ấy gửi tiết kiệm lấy lãi 8% mỗi tháng, như vậy không cần phải đi làm việc, mỗi tháng cô giáo lãnh được 24.000 đồng…hơn xa tiền lương lúc còn đi dạy.
Một em bé bán nước tại chợ Cồn Đà Nẵng, mỗi ngày mùa nắng đổ được 30 ấm, mỗi ấm kiếm được 100 đồng, vị chi mỗi tháng thu vào 90.000 đồng. Lương của một vị giáo sư đại học phải thua xa.
Có một dạo, tỉnh nầy thừa gạo nên đem nuôi heo, trong khi thành phố bên cạnh đang thiếu gạo phải cho dân ăn bobo và sắn lát thay cơm. Và hàng hóa sản xuất ra tại nhà máy ở Thủ Đức mà người tiêu dùng ở Chợ Lớn muốn mua phải ra tận Hà Nội mang về! Cung cách làm ăn của ta dựa trên cơ sở những nghịch lý: Người ta phá máy móc tốt để xuất khẩu sắt vụn thu ngoại tệ, dùng ngoại tệ đó nhập máy móc về để cho… han rỉ. Đất đai được chuyển từ người lao động siêng năng cần cù sang những người lười biếng và không biết trồng trọt. Tương tự như vậy, người biết thức khuya dậy sớm để phục vụ nhân dân từ nắm xôi điểm tâm đến cây kim sợi chỉ thì không được phép buôn bán, còn người không biết và không muốn buôn bán thì được giao cho những quầy hàng đồ sộ lộng lẫy.
Nghịch lý cơ bản và nguy hiểm nhất là quyền lợi giữa cá nhân và quyền lợi đất nước mâu thuẫn nhau. Một người lao động chân chính làm hết sức mình một cách thành thật và có năng suất dĩ nhiên sẽ mang lợi đến cho xí nghiệp, cho đất nước nhưng khốn thay bản thân lại đói khổ vì tiền lương quá thấp. Còn ngược lại, nếu chỉ biết lo cho bản thân mình đầy đủ và sung sướng thì dứt khoát anh ta phải làm hại đất nước: ăn cắp, buôn lậu, móc ngoặc, tham ô, gian dối….Do vậy mà có “định lý đảo”: ở Hà Nội có một công dân phải ở tù vì tội sản xuất ra những cây bút và lốp xe tốt hơn và rẻ hơn của nhà nước.
Trong nghiên cứu khoa học xảy ra những nhịch lý: sắn thì giàu đạm hơn thịt bò và hột mít thì ăn ngon và bổ hơn trưng vịt lộn. Đồng thời một giáo sư triết học trước đây tốt nghiệp tiến sỹ tại đại học Sorbone nhưng khi làm bài thi triết ở Việt Nam chỉ đạt được điểm 4/10.
Trong quản lý (tài chính) cũng lắm điều nghịch lý. Người ta in ra tờ giấy bạc ba chục đồng để nâng cao năng suất lao động của nhân viên ngân hàng..vì họ dành nhiều công sức để đếm, nhân chia….
Lại có chuyện nghịch lý như sau. Hai anh em nhà kia cùng rủ nhau đi vượt biên, một người đi lọt và một người bị bắt. Thế là một kẻ bị kết tội phản quốc phải đi tù, kẻ còn lại sau một thời gian trở về thành người yêu nước, được tiếp đón nồng hậu.
Giai cấp tư sản trong nước bóc lột công nhân quá tệ nên được triệt hạ đi, và sau đó người ta trải thảm đỏ mời tư sản nước ngoài vào.
Rồi đến nghịch lý dân chủ: Quốc hội là cơ quan đại diện và quyền lực cao nhất của người dân nhưng trong thực tế được xem như là nơi để…tán thành một cách có tổ chức và kỷ luật khi thông qua hoặc hợp thức hóa mọi chuyện cần hợp thức hóa.. Còn tại một huyện nọ, HĐND huyện phiên đầu tiên bầu chủ tịch huyện, ứng cử viên chỉ có một người duy nhất và điều lệ bầu: ai cũng phải bỏ phiếu và không được quyền bỏ phiếu trắng. Cách làm như vậy được gọi là “dân chủ”…
Trong thông tin có một ngịch lý đáng buồn là muốn biết chuyện xảy ra trong nước phải nghe báo đài nước ngoài, và báo chí ở thành phố HCM thì được tự do bênh vực và ủng hộ nhân dân Nam Phi bị áp bức và công nhân Mỹ bị bóc lột nhưng không được quyền bênh vực cho những người dân bị o ép ở Thuận Hải hay ở các tỉnh khác!
Những chuyện nghịch lý như vậy kể ra còn nhiều nhưng tất cả đều không đáng kể so với điều nghịch lý lớn nhất sau đây: Đến nay vẫn còn có nhiều người không cho những chuyện kể trên là điều nghịch lý
HUỲNH NGỌC CHÊNH
( Đà Nẵng )

Đánh đập trẻ mồ côi tại cơ sở từ thiện




Cảnh cháu bé sợ hãi khi bảo mẫu dùng doi để "dạy bảo"
Cảnh cháu bé sợ hãi khi bảo mẫu dùng doi để "dạy bảo"

Đánh đập trẻ mồ côi tại cơ sở từ thiện

Mới đây, trên trang Youtube xuất hiện một clip ghi lại cảnh các bảo mẫu đánh đập những đứa trẻ tại một cơ sở từ thiện ở Nha Trang.

Trong clip, có thể thấy những đứa trẻ khóc thét lên khi bị các bảo mẫu đánh. Có em bị đánh đến thâm tím cả mông. Có bé lớn hơn lại bị cô bảo mẫu (đang mang bầu) cầm roi chỉ vào mặt, khiến cháu vô cùng sợ hãi.
Không những thế, một trong các bảo mẫu còn dựng nghiêng chiếc cũi trong đó có một cháu bé. Điều này có thể gây nguy hiểm cho cháu nếu chiếc cũi bị trượt, đổ.

Sự việc được xác định diễn ra tại một cơ sở từ thiện của anh Tống Phước Phúc trên đường Phương Sài, TP Nha Trang, Khánh Hòa. Chúng tôi tìm đến địa chỉ này và ghi nhận đây là căn nhà khá khang, nuôi dưỡng trẻ mồ côi và những bà mẹ "trót dại".

Theo lời kể của anh Phúc, anh làm nghề xây dựng, vợ buôn bán nhỏ, cuộc sống không mấy dư dả nhưng lòng tốt của đôi vợ chồng này thì có thừa. Trong một lần đưa vợ đi sinh tại bệnh viện cách đây hơn 10 năm, anh Phúc chứng kiến cảnh nhiều bà mẹ trẻ, do “trót dại” nên khi sinh em bé xong là để con lại bệnh viện và bỏ đi. Cảm thương trước số phận bất hạnh ấy, vợ chồng anh Phúc mang đứa bé về nuôi. Nghĩa cử này vô tình “làm mối” cho những cô gái lỡ lầm, rồi nhà anh thành địa chỉ tin cậy của những đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi. Nghe tin đứa trẻ nào bị bỏ rơi ở đâu, vợ chồng anh cũng đến tìm đến rồi đem về nuôi. Dần dần, nhà anh thành trại trẻ mồ côi tự lúc nào.

 - 1
Dạy chữ cho trẻ mồ côi tại nhà anh Tống Phước Phúc. Ảnh: NGHIÊM NHAN

Từ năm 2004 đến nay, vợ chồng anh đã đón trên 100 đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi, trong đó có những trường hợp cả mẹ lẫn con được đón về nuôi từ khi mẹ mang bầu cho đến lúc sinh con. Trong số trên 100 em được vợ chồng anh nuôi nấng 8 năm qua, có em đã được mẹ chúng đến nhận về, cũng có em đã lớn và được chuyển đến những các trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi lớn hơn.
Thế nhưng, vừa qua, trên mạng Youtube bỗng lan truyền một clip dài hơn 1 phút, ghi lại cảnh những cô bảo mẫu của Cở sở bảo trợ ngoài công lập Phước Phúc của anh đánh đập bọn trẻ “không chút nương tay”.


Đánh đập trẻ là có thật!

Sau khi biết được thông tin về clip, anh Phúc tỏ ra rất bất ngờ và gọi các cô bảo mẫu ra cùng xem. Xem xong clip, cô Hồng Vân, một trong 4 bảo mẫu đánh đập các em xác nhận: “Chính tôi đã đánh những đứa trẻ ấy. Chúng nghịch và lì lắm, nói mãi vẫn không chịu nghe. Hở ra tí là chúng lấy bô úp lên đầu để nghịch!”.

 - 2
Cô Hồng Vân - một trong 4 cô “bảo mẫu” có đánh trẻ em- và con gái. Ảnh: NGHIÊM NHAN

Anh Phúc phụ họa: “Trong mấy cháu nhỏ bị đánh ấy, có cả đứa con của cô Vân này. Con cổ mà cổ không thương, nói gì thương trẻ khác!”. Khi PV hỏi: “Sao anh không nhắc nhở để các cô đánh lũ trẻ quá tay vậy?”, anh Phúc thanh minh: “Nhà tôi nuôi hơn 20 trẻ, lại cưu mang 5-7 cô gái “trót dại” chờ sinh nở nữa mà nguồn thu chính là công việc của tôi (anh Phúc làm nghề xây dựng) nên suốt ngày tôi phải đi làm kiếm gạo về nuôi lũ trẻ. Tôi có dặn mấy cô ấy là không được đánh lũ trẻ nhưng anh biết đó, mấy cô này phần lớn đều không được học hành tử tế, không nhận thức được hậu quả của việc đánh đập trẻ em đâu. Lúc tôi ở nhà thì cô-cháu đều vui vẻ, dạy chữ và dạy hát nhưng hễ tôi ra khỏi nhà là các cô ấy quên ngay lời dặn”.

PV hỏi thêm: “Sao anh không mời các cô ấy ra khỏi nhà chứ để vậy mang tiếng cơ sở từ thiện mà đánh trẻ em sao?”, anh Phúc cho biết: “Tôi cũng đã từng nghĩ như vậy, nhưng đây là nơi “cùng đường” của các cô ấy rồi. Tuy nhiên, sau khi nhắc nhở nhiều lần, từ năm 2011 đến nay không còn tái diễn cảnh đánh trẻ em nữa”.

Trong clip có đến 4 cô bảo mẫu đánh trẻ nhưng theo anh Phúc, 3 cô kia sau khi sinh nở đã ẵm con trở về nguyên quán, có một cô để lại đứa con tên là cu Rùa, nay gần 2 tuổi, chỉ còn cô Hồng Vân vẫn ở lại nhà anh và nuôi dạy các cháu.


video clip xem ở đây:

http://www.baomoi.com/Home/TinhYeu/khampha.vn/Danh-dap-tre-mo-coi-tai-co-so-tu-thien/9212019.epi

Được biết, đoạn clip trên là do một người nước ngoài quay phim và đưa lên Youtube.