Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012

Việt Nam: Gia tăng nỗi sợ đổ vỡ kinh tế

New York Times


Tác giả: Thomas Fuller

Người dịch: Đan Thanh

22-8-2012

TP.HCM, Việt Nam – Những đội thợ xây đã xây đến tầng một của công trình từng là cao ốc Sài Gòn (Saigon Residence) – một tòa nhà cao tầng ở trung tâm TP.HCM. Giờ thì tất cả những gì cái dự án bị hủy bỏ đó để lại, là những đống gạch vụn, những thanh kim loại gỉ, và một nhóm nhỏ bảo vệ; những người này đã biến nền xi măng của công trình thành một bãi trông xe máy.

Tại các đô thị lớn ở Việt Nam, thị trường bất động sản một thời bùng nổ bong bóng giờ đã đổ vỡ. Hàng trăm công trường xây dựng bị bỏ hoang là dấu hiệu rõ nhất của một nền kinh tế ốm yếu.

Một quan chức cao cấp trong Đảng Cộng sản Việt Nam, khi đứng nói chuyện trong phòng khách sang trọng của một tòa nhà xây kiểu Pháp, đã so sánh các vấn đề kinh tế của đất nước với vụ sụp đổ của thị trường cách đây 15 năm, đánh sập nhiều nền kinh tế châu Á.

“Tôi có thể nói rằng tình hình cũng giống như khủng hoảng Thái Lan năm 1997” – ông Hứa Ngọc Thuận, phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP.HCM, cơ quan hành pháp cao nhất thành phố, nói. “Giới đầu tư bất động sản đã đẩy giá lên cao quá. Họ mua nhà để đầu cơ chứ không phải để sử dụng”.

Các vấn đề kinh tế của Việt Nam có vẻ ít nghiêm trọng hơn các vấn đề của thời khủng hoảng tài chính 1997: Nền kinh tế vẫn tăng trưởng, mặc dù tương đối chậm, ở mức xấp xỉ 4%. Tuy nhiên danh sách các vấn đề của đất nước vẫn tiếp tục kéo dài ra.

Tuần này, vụ bắt giữ Nguyễn Đức Kiên, một trong các thương nhân giàu nhất Việt Nam, đã làm chỉ số chứng khoán của đất nước sụt 4,8% vào hôm thứ ba, mức sụt giảm lớn nhất trong bốn năm qua. Lý do buộc tội ông Kiên còn rất mơ hồ. Truyền thông nhà nước cho biết ông bị buộc tội hoạt động kinh doanh bất hợp pháp.

Cái cách xử lý vụ việc rất tù mù đó cho thấy rõ một yếu tố chủ chốt, ngày càng làm trầm trọng thêm, các tai họa của đất nước: Cuộc hôn phối vụng về giữa một ban lãnh đạo đảng cộng sản đầy bí mật với một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa; cuộc hôn phối ấy đang làm mờ tối những triển vọng phục hồi của đất nước 91 triệu dân này.

Giới đầu tư nghi ngờ khả năng quản lý kinh tế của chính phủ, và đặt câu hỏi về độ tin cậy của thống kê. Ngân hàng trung ương cho rằng, cứ 10 khoản nợ trong hệ thống ngân hàng, thì có 1 khoản mà người đi vay đã không còn hoàn trả được nữa. Nhưng Fitch Ratings thì nói, tỷ lệ nợ xấu có lẽ còn cao hơn thế nhiều.

Nếu như cuộc khủng hoảng năm 1997 thường bị quy là do “chủ nghĩa tư bản thân hữu” gây ra, thì các vấn đề của Việt Nam có thể được xem như chủ nghĩa tư bản thân hữu với sự méo mó của chủ nghĩa cộng sản. Các doanh nghiệp quốc doanh đầy những bạn bè, chiến hữu của các cấp lãnh đạo trong Đảng Cộng sản.

“Nhà nước bị thao túng bởi những người nằm trong nhà nước để làm tiền” – ông Jonathan Pincus, hiệu trưởng Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbrights ở Việt Nam, nói.

“Gạt được Đảng Cộng sản ra khỏi công việc quản lý các doanh nghiệp này, đó là điều cần phải làm” – ông nói. “Tôi chưa thấy điều đó trong chương trình”.

Giống như với các bong bóng bất động sản ở những nơi khác trên thế giới, các nhà đầu tư ở Việt Nam tận dụng luồng tín dụng dễ dãi để xây nên nhiều cao ốc, với hy vọng bán mau để kiếm lời. Sự khác biệt mấu chốt nằm ở chỗ, một số trong những nhà đầu cơ bất động sản lớn nhất Việt nam lại là các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, với những mối quan hệ hàng đầu với Đảng Cộng sản, cùng khả năng tiếp cận vốn rẻ. Các doanh nghiệp đó giờ đây đang phải vật lộn với mức nợ không bền vững, hoặc như trong trường hợp Vinashin và Vinalines – hai tập đoàn nhà nước lớn – thì đang loay hoay với tình trạng phá sản.

Thành phố Hồ Chí Minh vẫn sôi sục năng lượng, đầy khách du lịch và khổ sở vì tắc nghẽn giao thông – tất cả đều là các dấu hiệu của sự phục hồi kinh tế ở thành phố. Nhưng điều đó che giấu các biểu hiện củ một tai họa kinh tế trên toàn quốc: Người trẻ khó kiếm việc làm hơn; gần 20% số doanh nghiệp vừa và nhỏ đã phải ngừng kinh doanh trong năm qua,và các dự án cơ sở hạ tầng đô thị thì hoặc bị hoãn hoặc bị hủy.

Ông Lê Đăng Doanh là nhà kinh tế hàng đầu và là cựu quan chức cấp cao ở một tổ chức nghiên cứu thuộc chính phủ. Ông cho biết mình rất lo lắng về thời điểm xảy ra các vấn đề của đất nước: đúng vào lúc nền kinh tế toàn cầu đang sa lầy vì nợ nần, và châu Âu đang vật lộn với bài toán lưỡng nan hiện tồn là giải quyết đồng euro.

“Vấn đề ở Việt Nam là một thứ cốc-tai rất, rất độc, được pha bằng khủng hoảng nợ châu Âu, sự trì trệ của nền kinh tế Mỹ, cùng với một tình thế cực kỳ nguy kịch của nền kinh tế quốc dân” – ông Doanh nói. “Đó là một sự kết hợp rất nguy hiểm”.

Khu vực tư nhân đang giúp nền kinh tế sốc tới – Việt Nam là nhà xuất khẩu lớn trang phục và giày dép sang Mỹ; nhưng dòng ngoại hối chảy vào đã chậm đi.

Cam kết của giới đầu tư nước ngoài là 8 tỷ USD trong nửa đầu năm, chỉ còn bằng một phần tư so với mức cùng kỳ ba năm về trước.

Hậu quả của các vấn đề kinh tế Việt Nam là rất sâu rộng. Thu nhập của các chính quyền địa phương bị thu hẹp lại trên toàn quốc, do mức phí chuyển nhượng bất động sản vốn tạo thành một tỷ lệ lớn trong thu nhập của họ. Ông Thuận, vị quan chức cao cấp của TP.HCM, cho biết đường tàu điện ngầm đầu tiên của TP. HCM hiện tại đã được xếp lịch để hoàn tất vào năm 2016, chậm một năm so với kế hoạch.

Tại Đà Nẵng – thành phố miền Trung, phát triển thịnh vượng suốt thập niên qua – các quan chức đã buộc phải hủy nhiều dự án bất động sản ở ngoại ô. Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng, ông Trần Văn Sơn, nói rằng ông “rất lo lắng” khi thành phố phải giảm tốc độ phát triển, do số thuế thu về còn chậm hơn cả tiến độ các dự án.

Thanh niên bây giờ khó tìm được việc làm tốt. Ở ngoại thành thủ đô Hà Nội, Nguyễn Duy Hưởng, 21 tuổi, con một gia đình nông dân, đã mất cả nửa năm tìm việc sửa chữa máy tính mà không được.

“Chỗ nào tôi đến xin việc, họ đều bảo là đang tìm kỹ thuật viên thật sự thành thạo” – anh Hưởng nói. “Họ không nhận thực tập”.

Như rất nhiều thanh niên Việt Nam, Hưowrng ở ranh giới giữa công nghệ thông tin và một nền kinh tế nông thôn. Anh làm việc bán thời gian ở một cửa hàng in ảnh, công việc là dùng phần mềm để làm trắng da và tẩy các vết đen, nhưng thu nhập chính của gia đình anh lại là từ làm nông, trồng lúa bằng tay. Trong lúc đi tìm một việc làm kín thời gian, gần đây anh đã bắt đầu tham dự một khóa học lập trình của Reach, tổ chức phi lợi nhuận do hội từ thiện Anh Plan International thành lập.

Các vấn đề mà thanh niên gặp phải chưa là gì so với quy mô của cuộc khủng hoảng việc làm ở Tây Ban Nha và Hy Lạp. Tuy nhiên, tìm việc không còn dễ dàng như vài năm trước nữa.

“Bây giờ các công ty có nhiều lựa chọn hơn” – Nguyễn Thị Vân Trang, trợ lý chương trình đào tạo, nói. “Họ không còn cần phải nhận trẻ con ngoài đường vào làm nữa”.

Chính quyền giải quyết các vấn đề của đất nước bằng các công cụ kinh tế vĩ mô kinh điển: thắt chặt cung tiền để kìm hãm lạm phát hai con số, sau đó cắt giảm lãi suất của năm nay xuống để kích thích nền kinh tế.

Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn rất thận trọng, một phần vì con số khách hàng không trả được nợ ngày càng tăng lên. Cung tín dụng cho nền kinh tế đang thu hẹp lại và tiêu dùng đang ở mức rất thấp; siêu thị chẳng hạn, bị sụt giảm doanh số bán hàng từ 20 đến 30%.

Nhà kinh tế Lê Đăng Doanh nói rằng Việt Nam cần làm nhiều hơn là chỉ bơm tiền với lãi suất thấp.

Ông Doanh bảo, các tập đoàn nhà nước làm ăn không hiệu quả như Vinashin – đã mở rộng một cách điên cuồng vào những ngành họ không đủ trình độ vận hành – thì phải cơ cấu lại, tư nhân hóa hoặc giảm bớt quy mô.

“Bây giờ là thời điểm tốt để thực hiện phá hủy sáng tạo” – ông nhắc đến khái niệm “phá hủy sáng tạo”, là khi các công ty đã định hình được thay thế bằng những đối thủ cạnh tranh có nhiều đổi mới hơn.

Cũng giống như Mỹ, sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc một phần vào sự tái sinh của thị trường bất động sản.

Tại TP.HCM, lượng cung về văn phòng cho thuê đã quá dư thừa, đến mức giá cho thuê tại những nơi đẹp nhất chỉ còn bằng nửa mức giá của cách đây ba năm. Ông Nguyễn Duy Lâm, giám đốc Pacific Real, một công ty xây dựng và bất động sản, cho biết như vậy.

Theo ông Thuận, quan chức bên Đảng, chính quyền TP.HCM đã chính thức đề nghị trung ương mở thị trường bất động sản cho Việt kiều, với hy vọng thu hút được thêm nhiều khách hàng ngoại quốc.

Mặc dù vậy, hiện nay, các công ty bất động sản như của công ty của ông Lâm vẫn báo cáo rằng hoạt động của họ đang bị đóng băng.

“Ai cũng muốn bán, nhưng không thể nào bán được, ngay cả khi đã hạ giá” – ông Lâm nói trong một cuộc phỏng vấn trên tầng thượng một khách sạn ở TP.HCM. “Không có khách”.

Ông Lâm tin tưởng vào các triển vọng dài hạn của thành phố. Nghe ông nói, thấy nổi lên một bức tranh đối nghịch về Việt Nam. Hình ảnh một tòa cao ốc xây dang dở vẫn ám ảnh trên đầu, nhưng một công trường xây dựng gần đó lại khởi sắc: Đó là một buổi tối chủ nhật, đèn pha chói sáng, chiếc cần cẩu di chuyển qua lại, và các công nhân đang xây một tòa nhà mới để lấp đầy đường chân trời của TP.HCM.

Ảnh: Một công trường ở TP.HCM. Các đô thị lớn tại Việt Nam đang ngổn ngang hàng trăm công trình xây dựng bị hủy bỏ.

Nguồn: New York Times

Blog phản biện xã hội


Đăng trên tạp chí Nhà Quản Lý 21/6/2009

Khi cư dân mạng Việt Nam làm quen với blog, vào thời điểm cuối năm 2005, dường như những trang viết đầu tiên thiên về giải trí, bộc lộ đời sống cá nhân và tình cảm. Sự phổ biến của Yahoo!360 làm nhiều blogger Việt Nam khi nói tới việc viết blog tức là nói tới Yahoo!360.

Nhiều người có tới hai, ba blog khác nhau. Để giải thích điều này, một số blogger cho rằng, ngay cả khi sử dụng blog họ cũng tách bạch công việc và thú vui, gia đình. Những blog đăng ảnh gia đình, tâm sự bạn bè có thể đặt chế độ ẩn, và những blog liên quan tới công việc, dành cho các đồng sự và cư dân mạng thì họ mới đặt chế độ xem và viết lời bình tự do.

Một cách tự nhiên, blog và thông tin trên blog đã gắn với công việc, quan điểm của người viết. Vì thế, không ngạc nhiên khi từ đầu năm 2008 đến nay, những blog nổi bật nhất trong xã hội ảo blogger Việt Nam chính là những blog của các nhà báo, các biên tập viên và những người làm nghề gắn với truyền thông tại Việt Nam. Có thể bình chọn những blog có tính chất báo chí chính là hiện tượng “nóng” và thu hút người đọc nhất trong hai năm qua.

1. Trách nhiệm với thông tin trên blog:

Định nghĩa blog ban đầu là “nhật chí – những ghi chép hàng ngày” giờ đã trở thành “nhật chí – kho tư liệu cá nhân” với những tập hợp bản thảo đầy đủ nhất về mọi lĩnh vực. Nhà báo thường lựa chọn blog để lưu giữ những tư liệu tham khảo trước khi viết bài, những bản thảo chưa đăng hoặc tập hợp những bài báo đã đăng rải rác theo chủ đề cụ thể. Vì thế, blog dầy dặn thông tin nhất tất nhiên là những blog của nhà báo.

Rất nhiều nhà báo đã không giấu diếm danh tính và các thông tin cá nhân trên blog của mình, trong đó có những phóng viên của hầu hết những tờ báo hàng đầu tại Việt Nam hiện nay như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Sài Gòn Tiếp Thị, Tiền Phong, Phụ nữ TPHCM, Pháp Luật TPHCM, Vietnamnet, Du Lịch v.v… Chính điều đó là yếu tố đầu tiên tạo nên sự tin cậy của cư dân mạng với những nội dung trên các blog đó. Công khai danh tính tức là chịu trách nhiệm cao nhất đối với những thông tin đưa lên blog, điều này không chỉ đòi hỏi sự dũng cảm của những người cầm bút trong thế giới thật đang chấp nhận “đối đầu” với những nguy cơ và sức ép của thế giới ảo, mà còn là một cách có trách nhiệm với xã hội trẻ (đa phần blogger là người trẻ), khuyến khích những bạn trẻ tránh lối viết ám chỉ, tránh mạo danh, nặc danh để viết bôi nhọ cá nhân, đưa thông tin độc hại, đồi trụy, mê tín dị đoan.

Nói một cách thẳng thắn, thì thời gian các bạn trẻ tiêu phí trên blog Osin, Chung Do Kwan, Võ Đắc Danh (báo Sài Gòn Tiếp Thị), bố cu Hưng (báo Pháp luật TPHCM), hay VMC (báo Lao Động) hoàn toàn xứng đáng, nếu so sánh với một vài trang tin điện tử tuy cung cấp thông tin mà không cung cấp quan điểm, hoặc đăng tải rất nhiều thông tin giải trí, đưa mục truyện cười, ngôi sao lên đầu trang chủ nhưng lại vô bổ đối với sự trưởng thành nhận thức của người đọc.

Những bài viết trên blog được post từ những bài báo đã hoặc sắp đăng báo, có dữ liệu đáng tin cậy, được kiểm chứng, đồng thời có thêm những thông tin ngoài lề khiến không bạn đọc nào cưỡng nổi sức hấp dẫn của những blog dạng này.

Ngoài ra, sự tin cậy của bạn đọc với nhà báo cũng biến thành sự tin cậy của cư dân mạng với các blogger là nhà báo. Hiện tượng nhà báo trở thành “ngôi sao blog” không chỉ ở Việt Nam mà còn phổ biến tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác như Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan. Chỉ khác một điều, tại Việt Nam, sự giáo dục tự chủ, tự ra quyết định và tôn trọng tiếng nói cá nhân chưa được nhấn mạnh như ở nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến. Vì thế, nhiều blogger chưa làm quen được với những quy tắc ứng xử công bằng trên thế giới ảo, không nhiều blogger đưa ra ý kiến cá nhân và quan điểm cá nhân mạnh mẽ trước các vấn đề văn hoá xã hội. Trong hoàn cảnh như thế, những blogger nhà báo “bỗng dưng” trở thành những Opinion Leader – những người dẫn dắt ý kiến, hiện thực hoá những lý thuyết, thu hút một đám đông người đọc khổng lồ theo sau.

Đã có những mối lo ngại về sức ảnh hưởng cộng đồng của những blog có chủ nhân là nhà báo, người làm truyền thông, văn học nghệ thuật. Thật sự như vậy, bạn đọc sẽ thích một câu chuyện cụ thể hơn những diễn văn dài dòng, thích tiếp nhận thông tin qua blog hơn ngồi đọc một quy định bằng văn bản.

Giá trị thông tin được đưa lên blog nhà báo, phóng viên giá trị và hấp dẫn tới nỗi, không ít công ty quảng cáo đã nhòm ngó tới mảnh đất béo bở này. Năm 2008, đã từng có công ty quảng cáo lập dự án “trả lương” hàng tháng cho gần một trăm blogger nổi tiếng trong thế giới blog Việt, trong số đó có tới gần 80% là các blogger là nhà báo. Công ty quảng cáo dự định trả tiền đều đặn ngay cả khi blogger đó không viết bài nào trong tháng. Để đổi lại, các blog có thể sẽ đồng loạt tham gia các chương trình quảng bá, các event, đưa lên các reviews (bình luận) về một sản phẩm nào đó.

Dự định này phá sản bởi ngay khi thăm dò và ký hợp đồng với các blogger nhà báo đầu tiên, công ty đã vấp phải sự từ chối. Nhiều người cho rằng họ không viết blog để kiếm tiền, hoặc họ tuy quen kiếm tiền bằng ngòi bút (bàn phím), nhưng là tiền nhuận bút được trả từ toà soạn, từ bạn đọc mua báo, chứ không phải khoản tiền nhận từ công ty quảng cáo. Và hơn hết, họ coi blog là để đến với nhiều người đọc hơn nữa, chứ không phải là một kênh quảng cáo đánh bóng tên tuổi, bút danh của mình.

2. Blog Việt định hướng thông tin và khuyến khích tư duy tích cực:

Giá trị phản biện xã hội của blog được nhắc đến đầu tiên là sự tích cực phát hiện thông tin, l��
�t lại vấn đề. Những bài viết nêu ra thông tin về cuốn truyện dài “Ma Chiến Hữu” của nhà văn Mạc Ngôn (Trung Quốc) về cuộc chiến Việt- Trung năm 1979 gây ảnh hưởng xấu với những người đọc Việt Nam, thông tin về website của Bộ Công Thương Việt Nam đăng tải những thông tin vi phạm nghiêm trọng tới chủ quyền quốc gia trên vùng biển đảo, thông tin kèm video về những cảnh sát giao thông chặn bắt người vi phạm để ăn hối lộ, ý kiến nhiều chiều về vấn đề khai thác Bauxite tại Tây Nguyên, những quảng cáo trái phép tràn lan tại Hà Nội của đạo Thanh Hải Vô Thượng Sư, vấn đề chủ quyền biển đảo trước việc Trung Quốc cấm đánh bắt cá tại ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa… Những thông tin trên đi từ blog lên báo chí, tới bàn nghị sự và chất vấn của các lãnh đạo các cấp, các Bộ ngành. Hiệu ứng xã hội từ blog không còn thu hẹp trong thế giới ảo nữa.

Có người cho rằng tiếng nói phản biện là thành công lớn nhất của thế giới blog Việt, tính cho đến khi Yahoo đóng cửa dịch vụ blog 360 vào ngày 13/7/2009 sắp tới.

Cũng có những nhà quản lý lo ngại rằng, tầm ảnh hưởng của những thông tin trên blog, nhất là tính chất phản biện mạnh mẽ của những blog nhà báo, sẽ ảnh hưởng tới sự an toàn, bình ổn và trật tự của xã hội. Đã từng có bài báo trên các báo trung ương và địa phương, chỉ ra những tên blog nổi tiếng (đa phần là blog của các nhà báo quen thuộc) và lên án những ý kiến đa chiều trên đó. Thậm chí đã có những bài báo khiến giới blogger nổi giận.

Tuy vậy, có thể hiểu rằng những lo ngại đó là có căn cứ. Nhưng cũng có thể hiểu rằng, những blog đưa quan điểm, giúp con người vững vàng trong luận điểm, khơi gợi những giá trị quý giá trong con người trẻ tuổi như yêu tự do, yêu nước, yêu dân tộc, tiếp nhận sự khác biệt trong văn hoá và tư tưởng, chuẩn bị hành trang để vững vàng trong thế giới thông tin nhiều chiều, lật lại mọi vấn đề để xem xét và đưa ra nhận định cá nhân, là những điều chúng ta nên trân trọng mới đúng.

Thế giới rộng lớn, ngày càng lớn và nhiều thông tin, blog giống một tấm lọc tích cực dẫn luồng thông tin và ý kiến. Nhà quản lý xã hội nên tận dụng ưu điểm đó hơn là e ngại.

Trang Hạ

P/S: Bài này được một tờ báo đặt hàng và sẽ đăng vào dịp 21/6. Các bài liên quan:

1. Thiệp hồng của Ngô Ngọc Ngũ Long và Đinh Tấn Lực (blog Đinh Tấn Lực)

2. Cuộc đấu tố mới (Talawas)

3. báo SGGP nhắc tên các blog nổi danh, khiến blog kwan nối giận. (blog Ngoc n)

4. trả lời cho “cái mũ” (blog Chung Do Kwan)

5. ảnh liên quan: (từ blog Đen)


Link to full article

Thách thức từ Trung Quốc


Robert W. Merry (*)

The National Interest, ngày 21/08/2012

Hoàng Nguyễn dịch

“Trung Quốc là mối đe dọa chiến lược lớn nhất của Hoa Kỳ” và Hoa Kỳ phải làm gì để đối phó với thách thức ấy? Bài của Robert W. Merry - tiếp theo bài nghị luận của TNS James Webb mà Bauxite Việt Nam đã giới thiệu (ở đây) - đề xuất những chính sách ngoại giao mà Hoa Kỳ cần thực hiện trong nhiệm kỳ tổng thống sắp tới trước mối đe dọa từ Trung Quốc. Tuy viết cho độc giả là công chúng Hoa Kỳ, những ý kiến và đề xuất chính sách này một lần nữa khẳng định thực tế: vấn đề Biển Đông không phải, và không thể, là chuyện “song phương” giữa Trung Quốc và các nước láng giềng mà là một vấn đề toàn cầu, một tâm điểm trong mối quan hệ giữa các cường quốc và do đó đòi hỏi một giải pháp đa phương mang tầm quốc tế.

Hoàng Nguyễn

Bài nghị luận mới đây của Thượng nghị sĩ James Webb trên báo Wall Street Journal là lời cảnh báo mạnh mẽ cho người sẽ làm chủ Phòng Bầu dục của Nhà Trắng sau ngày đăng quang vào tháng Giêng năm tới, cho dù người đó là Tổng thống Obama trong nhiệm kỳ thứ hai hoặc đối thủ từ đảng Cộng hòa Mitt Romney trong nhiệm kỳ thứ nhất. Ông Webb, đảng Dân chủ bang Virginia, người sẽ rời chiếc ghế ở Thượng viện sau cuộc bầu cử vào tháng 11-2012, đã kêu gọi chú ý tới sự lộng hành tăng nhanh chưa từng thấy của Trung Quốc trong việc đòi hỏi chủ quyền những khu vực rộng bao la ở châu Á, bao gồm 200 hòn đảo (trong nhiều trường hợp chỉ là những núi đá không cư trú được nhưng có ý nghĩa về chiến lược) và hai triệu ki-lô-mét vuông mặt nước.

Ông Webb viết: “Vì tất cả những mục tiêu thực tế đó, Trung Quốc đã đơn phương quyết định thôn tính một khu vực từ lục địa Đông Á trải rộng về phía đông xa tới Philippines và về phía nam gần tới Eo biển Malacca”. Yêu sách lãnh thổ khổng lồ này, bao gồm gần như toàn bộ vùng Biển Đông, xung đột với yêu sách lãnh thổ của các nước láng giềng của Trung Quốc trong khu vực, bao gồm Việt Nam, Nhật Bản và Philippines. Gạt qua một bên những yêu sách đối nghịch này, Trung Quốc đã tạo ra một đơn vị hành chính mới, gọi là “thành phố Tam Sa” đặt trụ sở tại quần đảo Hoàng Sa và có quyền báo cáo trực tiếp với chính phủ trung ương ở Bắc Kinh.

Quần đảo Hoàng Sa cách hơn 200 dặm về phía đông nam điểm cực nam của lãnh thổ Trung Quốc và trong nhiều thập niên qua Việt Nam đã mạnh mẽ tuyên bố chủ quyền trên quần đảo này. Nhưng giờ đây, quần đảo là nơi đặt văn phòng cho khoảng 45 “dân biểu” Trung Quốc được bổ nhiệm để cai trị thành phố mới, cùng với một ủy ban thường trực 15 thành viên, 1 thị trưởng và 1 phó thị trưởng. “'Thành phố' mới của Trung Quốc rộng gần gấp đôi tổng diện tích đất liền của Việt Nam, Nam Hàn, Nhật Bản và Philippines cộng lại”, ông Webb viết.

Việc kiểm soát các tuyến đường biển, quyền đánh bắt cá và trữ lượng khoáng sản khổng lồ cũng như vấn đề ai sẽ nắm quyền thống trị chiến lược trong khu vực đều đang bị đe dọa. Có vẻ như Trung Quốc nhất quyết giật khỏi tay Hoa Kỳ quyền thống trị chiến lược ấy để họ có thể trở thành cường quốc thống trị của khu vực. Khả năng của Hoa Kỳ từ trước tới nay trong việc duy trì sự ổn định - và từ đó là sự thịnh vượng - của khu vực sẽ không còn nữa.

Ông Webb không phải là người đầu tiên đưa ra lời cảnh báo như vậy, nhưng bài nghị luận của ông nêu bật một thực tế cốt lõi của tấn kịch đang lộ ra - đúng ra là một tấn kịch đang lộ ra nhanh hơn nhiều so với những gì mà phần lớn người dân Hoa Kỳ nhận thức được. Châu Á đang nhìn để quyết định xem có phải Hoa Kỳ sẽ “làm trọn vai trò khó khăn nhưng cần thiết là người bảo đảm sự ổn định ở Đông Á hay không, liệu khu vực này có sẽ một lần nữa bị thống trị bởi sự hiếu chiến và hăm dọa hay không”, như ông Webb diễn tả.

Trung Quốc ngày nay là một sự thách thức địa chính trị quan trọng nhất mà Hoa Kỳ đang đối mặt. Nhiều năm tháng đã trôi đi kể từ khi Hoa Kỳ lại cần có sự dũng cảm và sáng tạo sắc bén như bây giờ dưới ánh sáng sự thách đố của Bắc Kinh. Do đó, vị tổng thống đăng quang năm tới không chỉ phải đối phó với thách thức này mà ông ta cũng phải chuẩn bị để đất nước sẵn sàng cho thách thức ấy. Điều đó gợi ra một số nhu cầu bức thiết về chính sách.

Rút ra khỏi Afghanistan một cách suôn sẻ: Khi lên cầm quyền, Tổng thống Obama đã nâng cấp sứ mệnh ở Afghanistan, bao hàm cả một nỗ lực chống bạo loạn, nghĩa là một công cuộc xây dựng quốc gia to lớn. Nhưng kể từ đó, ông đã hạ cấp cái sứ mệnh này theo một quan niệm gọi là “Afghanistan đủ tốt”. Ý nghĩa chính xác là gì thì tổng thống chưa bao giờ nói rõ ra, tuy nhiên ông đã nói rằng, đến cuối năm 2014, Afghanistan sẽ “hoàn toàn chịu trách nhiệm về an ninh của đất nước họ”.

Dưới ánh sáng sự thách thức mang tên Trung Quốc, “Afghanistan đủ tốt” sẽ không đủ tốt nữa. Và một hạn cuối cùng mơ hồ năm 2014, không có thêm lời giải thích rõ ràng về những nỗ lực nào của Hoa Kỳ sẽ được thực hiện tiếp tục sau thời hạn đó, sẽ thiếu đi sự trong sáng về chính sách mà đất nước cần. Trong cuốn sách về chính sách ngoại giao của ông Obama, cuốn “Đối đầu và Che giấu”, nhà báo David E. Sanger của báo New York Times viết rằng một thập niên nữa kể từ hôm nay, du khách thăm viếng Afghanistan sẽ nhìn thấy rất ít dấu vết cuộc thử nghiệm của Hoa Kỳ tại đó - “ngoại trừ những căn cứ và những thiết bị quân sự”. Dù vậy, trong thực tế, Hoa Kỳ không có nhu cầu đặt nhiều căn cứ quân sự ở Afghanistan. Al-Qaeda đã bị quét sạch khỏi khu vực này (dù vẫn là vấn đề ở nơi khác); Taliban không phải là mối đe dọa chính đối với nước Mỹ; người dân Afghanistan sẽ đi con đường của họ như họ đã đi trong nhiều thế kỷ qua bất chấp những nỗ lực chinh phục đất nước họ và Hoa Kỳ cũng không đủ sức duy trì nỗ lực của mình bằng máu, tài sản và sự tập trung.

Dàn hòa với Nga: Trong cuốn sách mới ra gần đây của mình “Sự trả thù của địa lý”, Robert D. Kaplan viết rằng, sở dĩ Trung Quốc có khả năng triển khai lực lượng ra Thái Bình Dương là vì họ thống trị được các biên giới trên đất liền vùng Trung Á, “từ Mãn Châu Lý (Manchuria) ngược chiều kim đồng hồ đến Tây Tạng”. Ông Kaplan giải thích: “Chỉ đơn giản với cách vươn ra biển theo kiểu hiện nay, Trung Quốc đã thể hiện cái vị trí ưu thế của mình trên đất liền ở trái tim châu Á”. Tuy nhiên, lợi ích của nước Nga không phải là để Trung Quốc thanh thản trên vùng biên giới phía tây của mình, gia tăng ảnh hưởng lên vùng Trung Á và kiểm soát việc khai thác tài nguyên thiên nhiên quý giá ở đó. Cũng không phải là lợi ích của Hoa Kỳ (hoặc của Nga) khi nhìn thấy Trung Quốc liều lĩnh trong các đòi hỏi lãnh thổ trong Thái Bình Dương chỉ vì Bắc Kinh cảm thấy an toàn trên đất liền.

Như vậy, nếu Trung Quốc là mối đe dọa chiến lược lớn nhất của Hoa Kỳ thì một mối quan hệ vững chắc với Nga lại là một trong những nhu cầu chiến lược lớn nhất. Đã đến lúc Hoa Kỳ bớt đi nỗi khó chịu của mình trước sự cai trị độc tài và tham nhũng tràn lan của Nga. Nước Nga dù gây phiền toái đến mấy thì đó cũng không phải là loại thực thể xấu xa mà Franklin Roosevelt và Winston Churchill đã chung vai sát cánh trong suốt thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ Hai. Là một cường quốc khu vực, nước Nga có những quyền lợi khu vực chính đáng; Hoa Kỳ phải công nhận những lợi ích này và tích hợp chúng vào nỗ lực của mình nhằm thiết lập một mối quan hệ bền vững, đôi bên cùng có lợi với nước Nga - một mối quan hệ mà nếu cần có thể trở nên hữu ích trong bất kỳ cuộc đối đầu nào với Trung Quốc trong tương lai.

Tránh chiến tranh với Iran: Hoa Kỳ hiện đang trên con đường đi tới chiến tranh với Iran và con đường đó lúc đầu được vạch ra bởi Israel - quốc gia đã đưa ra lời đe dọa tấn công đơn phương vào Iran để gia tăng thái độ của Hoa Kỳ chống lại nước Cộng hòa Hồi giáo này. Cho đến nay, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vẫn tìm cách buộc ông Obama ngăn cản bất kỳ ý định nào của Hoa Kỳ chấp nhận khả năng Iran có thể có vũ khí hạt nhân (nghĩa là không đưa ra chính sách cản trở). Điều đó để ngỏ vấn đề liệu Hoa Kỳ có nên cho phép - và liệu Iran có chấp nhận - việc làm giàu uranium ở mức độ thấp chỉ dùng cho mục đích hòa bình hay không. Netanyahu chống lại một giải pháp như vậy và chưa rõ điều đó có thể mở đường tiến tới một giải pháp hòa bình cho vấn đề hay không. Nhưng những biện pháp cấm vận ngặt nghèo hiện hành sẽ không tạo ra được phản ứng mong muốn từ Iran nếu phản ứng đó tỏ ra là một nỗi nhục đối với Iran. Đó là lý do tại sao trong vấn đề này tư duy của Hoa Kỳ nên hướng tới giải pháp làm giàu uranium với mục đích hòa bình, cho dù điều đó có nghĩa là một cuộc tuyệt giao công khai với Netanyahu.

Nhân dân Hoa Kỳ nên tập hợp sau lưng tổng thống trong những tình huống như vậy nếu tổng thống nói thẳng với người dân về những được mất có liên quan. Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ không nên vướng vào những vụ giễu võ giương oai theo kiểu báo chí, được thấy rõ trên bìa tạp chí The Weekly Standard tuần qua, trên đó in hình nhà lãnh đạo tối cao Iran Ali Khamenei dưới dòng tít lớn: “Con người nguy hiểm nhất thế giới”. Mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ đang nằm cách người đàn ông này hàng ngàn dặm. Và Hoa Kỳ cũng không nên tìm kiếm một cuộc đụng độ quân sự với Iran, nếu có thể tránh được, bởi vì một cuộc xung đột như vậy sẽ phá hủy hoàn toàn nền kinh tế thế giới và có thể gây bất ổn lan tràn khắp khu vực.

Không đặt chân lên đất Hồi giáo nữa: Trung Đông đang hỗn loạn và cả khu vực này đang có nguy cơ mất ổn định vì cuộc nội chiến ở Syria. Những biến cố ở đó có thể giáng một đòn nặng nề vào các quyền lợi của Hoa Kỳ, của phương Tây và của đa số các quốc gia công nghiệp còn lại. Một hành động quân sự của Hoa Kỳ thực sự có thể là cần thiết để ổn định khu vực này nhưng Hoa Kỳ nhất thiết phải làm mọi chuyện có thể làm được để tránh một hành động như vậy. Một cuộc can thiệp nữa của Hoa Kỳ vào khu vực này chắc chắn sẽ kích động một phong trào chống đối mạnh mẽ hơn. Nhưng thủ tọa bàng quan cũng không phải là chính sách thích hợp. Tình huống hiện nay đòi hỏi những nỗ lực thầm lặng, sáng tạo và khôn khéo, luôn kết hợp với các thế lực Hồi giáo trong khu vực, đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ, để tránh những hậu quả tồi tệ nhất có thể xảy ra và giữ cho tình hình luôn nằm trong tầm kiểm soát tới mức tối đa. Nên chống lại mạnh mẽ các áp lực đòi Hoa Kỳ phải can dự vào Syria trên cơ sở nhân đạo.

Nhu cầu tăng trưởng kinh tế: Obama chưa phải là vị tổng thống thành công trong lĩnh vực kinh tế. Tăng trưởng kinh tế diễn ra khá èo uột trong gần hết nhiệm kỳ tổng thống của ông. Thực trạng này cần được thay đổi ngay lập tức. Nhưng xử lý vấn đề tăng trưởng mà không làm trầm trọng thêm vấn đề nợ công rất đáng ngại của đất nước lại không phải là chuyện dễ. Đó là lý do tại sao nhiệm kỳ tổng thống kế tiếp cần phải được dành hẳn một cách cần mẫn cho cuộc cải tổ toàn diện về ngân sách và tài khóa, được thiết kế để xử lý vấn đề chi tiêu ngoài tầm kiểm soát của liên bang trong lúc thúc đẩy hoạt động kinh tế và tăng trưởng. Chương trình cải tổ tài khóa sẽ phải được kết hợp với một chương trình cải tổ toàn diện về thuế khóa, giảm thuế suất đồng thời xóa bỏ một số lượng lớn các ưu đãi về thuế, bao gồm những ưu đãi mà nhiều thập niên qua vẫn được coi là những con bò thiêng không ai đụng đến được. Chỉ bằng cách khôi phục sự lành mạnh về tài khóa thì đất nước mới có thể đương đầu với những thách thức to lớn như kiểu thách thức đang hiển hiện lù lù ở châu Á. Nhưng tất cả những chuyện này đòi hỏi sự lãnh đạo của tổng thống phải được ủng hộ rộng rãi, một kiểu lãnh đạo mà đã lâu chúng ta chưa nhìn thấy.

Như bài báo của ông Webb trên báo Wall Street Journal đã làm rõ, ông Obama đã khôn ngoan khi khởi xướng cuộc “chuyển hướng” sang châu Á. Nhưng sẽ không đủ nếu chỉ chuyển dịch trọng tâm, tiến hành qua loa chính sách ngoại giao châu Á và đưa ra những lời tuyên bố. Như ông Webb đã viết, “Vấn đề là liệu Trung Quốc năm 2012 có thực sự mong muốn giải quyết các vấn đề thông qua các tiêu chuẩn được quốc tế chấp nhận hay không, và liệu Hoa Kỳ năm 2012 có ý chí và khả năng để nhấn mạnh rằng, giải pháp này là con đường duy nhất đi tới ổn định hay không”.

Nói một cách chính xác, Hoa Kỳ sẽ đáp ứng thách thức này như thế nào vẫn còn là một vấn đề bỏ ngỏ. Nó cần có một đường lối ngoại giao khôn khéo, sáng tạo, linh hoạt và cứng rắn, hòa trộn với sự cương quyết và sự hiểu biết rõ ràng về những được mất liên quan. Nhưng nó cũng đòi hỏi sự thừa nhận rằng Hoa Kỳ phải tập trung vào những ưu tiên, phải chấp nhận rằng mình không thể làm mọi việc ở mọi nơi trên thế giới và phải tránh bị xao lãng trong lúc đối mặt những thử thách nặng nề nhất bằng đôi mắt tỉnh táo. Trong những ngày tháng này, trong những thử thách đó, không thử thách nào nặng nề hơn Trung Quốc.

(*) Robert W. Merry là chủ bút tạp chí The National Interest và tác giả của nhiều tập sách về lịch sử và chính sách ngoại giao Hoa Kỳ. Cuốn sách gần đây nhất của ông là: “Họ đứng ở đâu: Các tổng thống Mỹ trong mắt của cử tri và sử gia”.

R.W.M.

Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN

Tục 'chung vợ' ở những làng quê Ấn Độ


Munni phải phục vụ "chuyện ấy" cho chồng và hai người anh em bên chồng ế vợ mỗi khi họ muốn, bất kể lúc nào, bất kể ở đâu và bất kể ngày đêm. Nếu phản kháng, họ đánh cô thậm tệ bằng bất cứ thứ gì vớ được.
Chỉ cách New Delhi hai giờ lái xe, nhưng cuộc sống ở những ngôi làng thuộc huyện Baghpat dường như là một thế giới khác hẳn. Phụ nữ ở New Delhi có thể diện quần bò, áo thời trang, đi xe đạp điện tới các trung tâm mua sắm, hay thậm chí giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền, trong khi phụ nữ ở Baghpat không thể tự do đi ra ngoài và luôn phải mang mạng che mặt.
Cám cảnh “vợ chung”
Munni đến làm dâu ở vùng đất màu mỡ đang phát triển mạnh ngành chông nghiệp mía đường ở phía bắc Ấn Độ ấy khi còn là một thiếu nữ. Tuy nhiên, hạnh phúc chưa kịp đến thì cô đã phải đối mặt với một cuộc sống ê chề ngoài sức tưởng tượng. Cô buộc phải thực hiện nghĩa vụ làm vợ và mang thai với cả 2 người anh em bên chồng, bởi họ không thể tìm được vợ.
Ngồi tại một trung tâm cộng đồng ở huyện Baghpat, tỉnh Uttar Pradesh, Munni - người phụ nữ trung niên tầm 40 tuổi đau xót kể lại: “Chồng và cha mẹ chồng nói rằng tôi phải làm vợ chung của ba anh em nhà chồng”. Nhớ lại những ngày tháng ấy, Munni không khỏi rùng mình khi ký ức về những trận đòn ác độc khi cô không cam chịu cảnh vợ chung hiện về. Cô kể lại: “Thỉnh thoảng họ đạp tôi ra khỏi nhà và bắt tôi ngủ ngoài trời. Chưa hết, họ còn đổ dầu hỏa lên mình tôi và châm lửa đốt…”.
Tục 'chung vợ' ở những làng quê Ấn Độ
Cảnh vợ chung khiến cô không biết đứa trẻ trên tay mình là con ai. (Ảnh minh họa)
Ba tháng sau khi lấy chồng, trong một lần đi khám bệnh, cô được bác sĩ khuyên nên chạy trốn khỏi nơi địa ngục trần gian ấy, nhưng dường như cô chưa đủ dũng khí và quyết tâm để thực hiện việc đó. Sau những năm tháng chịu cảnh làm vợ chung cho ba anh em bên chồng, Munni sinh được ba cậu con trai nhưng ngay cả bản thân cô cũng không thể biết chính xác ai là bố những đứa trẻ đó.
Chính quyền bất lực
Những trường hợp như của Munni không phải là ít, nhưng rất hiếm khi họ dám đến tố cáo với cơ quan chức năng, bởi phụ nữ ở vùng này không được phép đi ra ngoài mà không có người nhà đi theo, cũng như lo sợ các hành động phạm tội mang tính kỳ thị sâu sắc với các nạn nhân. Vì thế, có thể còn rất nhiều phụ nữ như Munni đang phải sống cảnh địa ngục trong những ngôi làng quanh đó.
Ngay cả trường hợp của Munni, cô vẫn không chịu gửi đơn tố cáo lên cảnh sát ngay cả khi không thể chịu được sự hành hạ và tìm đến cầu cứu trung tâm cứu trợ cộng đồng.
Nhân viên xã hội cho biết, sau nhiều thập kỉ lựa chọn giới tính, tỉ lệ mất cân bằng sinh giữa nam và nữ ở Ấn Độ đã trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Tư tưởng trọng nam khinh nữ đã và đang phát triển cực thịnh ở Ấn Độ, khiến số thai nữ bị bỏ nhiều hơn, gây tình trạng mất cân bằng giới. Kéo theo đó, nạn hiếp dâm, buôn bán phụ nữ và cảnh “vợ chung” giữa anh em cùng nhà trở nên phổ biến.
Cuộc điều tra dân số Ấn Độ thực hiện năm 2011 cho thấy, tỉ lệ sinh ở nước này hiện là 858 bé gái trên 1.000 bé trai, trong khi tỉ lệ trung bình trên thế giới là 940/1.000. Tỉ lệ giới tính trẻ em ở Baghpat thậm chí chỉ đạt 837/1.000, khiến tình trạng “vợ chung” ở khu vực này liên tục gia tăng.
Cam chịu vì... nghèo
Nhiều gia đình không thể cưới vợ cho con, họ dùng tiền để mua cô dâu từ những vùng khác trên khắp lãnh thổ Ấn Độ. Đa số các cô gái là con những gia đình nghèo, vì thế họ đồng ý bán mình với giá 15.000 rupi (300 USD) để giúp gia đình. Tuy nhiên, các cô không thể hình dung được một cuộc sống địa ngục đang chờ đón mình ở phía trước khi phải làm vợ chung và sinh con cho nhiều người đàn ông trong một gia đình.
Sabita Singh, 25 tuổi, bị gia đình gả bán cho một người đàn ông lớn hơn mình 19 tuổi từ khi còn là một đứa trẻ. “Khởi đầu thật khó khăn, có quá nhiều thứ cần phải học trong khi tôi chẳng hiểu gì. Tôi cứ nghĩ mình đến đó để chơi”, Singh tâm sự về suy nghĩ của cô khi mới được gả bán về nhà chồng năm 14 tuổi.
Việc buôn bán phụ nữ bị coi là bất hợp pháp ở Ấn Độ, nhưng tội ác này ngày càng trở nên phổ biến mà cơ quan chức năng không thể xử lý bởi nạn nhân ngại tố cáo, trong khi đó hàng xóm không muốn can thiệp vì sợ rắc rối.
Ngoài ra, tư tưởng lấy vợ chung để dễ dàng chia phần thừa kế cũng như gia đình nhà gái bớt đi một khoản hồi môn đáng kể cho gia đình chú rể đang được nhiều người ủng hộ. Cái khó, sự nghèo đã khiến họ coi tội ác trở thành điều hiển nhiên.

KHI “ CƯỚP NGÀY “ SẮM VAI “ MẠNH THƯỜNG QUÂN “: NHỮNG AI MỦI LÒNG ?




Phamvietdao.net: Trong khi Ban chuyên án mới bắt tay vào cuộc sau một thời gian dài chắc chắn tốn khá nhiều công sức mới tóm cho được “ Bầu" Kiên , một nghi can nguy hiểm tham gia vào đường giây cướp ngày; Trước hết, đa số dư luận mạng xã hội, trong đó có cả Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã lên tiếng ủng hộ, cổ vũ Ban chuyên án về thành quả bước đầu này...
Dư luận mạng xã hội, bằng cảm quan đã bày tỏ sự tin tưởng vào Ban chuyên án kỳ này đã tóm đúng người, đúng tội vì một lý do đơn giản: Một kẻ như Bầu Kiên không kinh doanh một mặt hàng gì có thương hiệu ra hồn trên thương trường, chỉ quanh quẩn trong mấy bức tường của mấy cái ngân hàng nhà nước, ( của tư nhân làm sao ăn trộm được ?) mà sao giàu nhanh thế: trở thành 1 trong số 100 người giàu nhất Việt Nam ? Dư luận xã hội không thể không đặt vấn đề: Chỉ có thể “đào tường khoét ngạch” ngân hàng giống như ăn trộm thóc trong kho thì từ “ tay không “ mới có thể giàu bốc như thế chứ ?
Phần lớn báo chính thống, lề phải đưa tin dè dặt, cầm chứng, nghe ngóng, không chịu tự đi điều tra, tìm thêm nguồn tin cung cấp cho các cơ quan chức năng phá án mà chỉ ăn theo, nói leo; thậm chí còn có tờ như Vnexpress đăng bài cực kỳ bậy bạ dưới đây, bài viết như một hình thức kêu oan, “chạy tội” cho “ Bầu Kiên”, một kẻ "cướp ngày" sắm vai Mạnh Thường Quân ?
Vnexpress đăng bài này với “ tôn chỉ mục đích" gì : Để kết án Ban chuyên án đã bỏ tù một người giàu tình cảm thương dân bóng đá chăng ? Bài đăng trên Vnexpress này đang đi ngược với dư luận cư luận mạng và những ai căm ghét cướp ngày; những tiếng nói đang cổ vũ chiến công bước đầu, gian truân này của Cơ quan Điều tra Bộ Công an?
Đề nghị Thanh tra Bộ Thông tin-Truyền thông tiến hành xử phạt hành chính thật nặng TBT Vnexpress về hành vi viết bài không đúng tôn chỉ mục đích nhằm giúp Bầu Kiên “ chạy án “ dưới đây:

'Bầu Kiên tình cảm, nên hay gặp rắc rối'

Điều khiến HLV Nguyễn Thành Vinh "nể" nhất ở bầu Kiên là ông không bao giờ đuổi việc ai dù vì thế mà cầu thủ hay vô kỷ luật, cũng không vung tiền thưởng dù cầu thủ thấy chạnh lòng.
vinh-kien-jpg-1345627914_480x0.jpg
HLV Thành Vinh và bầu Kiên khi còn bên nhau. Ảnh: Mai Hương.
“Nói thật, đó là một trong những ông bầu tốt nhất mà tôi từng làm việc. Bầu Kiên trông nghiêm khắc nhưng lại là người sống rất tình cảm. Ở cả công ty lẫn đội bóng, ông ấy đã thuê ai, bất kể vị trí nào, không bao giờ sa thải, không làm được việc này ông ấy sẽ bố trí cho làm việc khác. Trong đội, cầu thủ nào quậy phá cũng chỉ bị nhắc nhở chứ không bị đuổi hay kỷ luật xuống đội trẻ. Đó là đức tính không phải ông bầu nào cũng có, dù đôi khi nó cũng tạo ra nhiều rắc rối vì các cầu thủ không bị trị tới nơi tới chốn, dẫn đến sinh chuyện”, ông Vinh nhận xét về bầu Kiên.

Cũng theo ông Vinh, một mặt không sa thải ai bao giờ, mặt khác trong cách dùng tiền của mình, bầu Kiên là người rất nguyên tắc, chi tiêu đều có kế hoạch và rất chặt chẽ, đặc biệt là khoản lót tay và thưởng nóng với các cầu thủ.
Trong mùa giải vừa rồi, hiếm khi nào bầu Kiên thưởng nóng quá 500 triệu đồng. Cách thưởng nóng này khiến các cầu thủ chạnh lòng, theo ông Vinh đó chính là cách làm riêng của bầu Kiên. Ông không để tiền bạc tác động quá nhiều tới tâm lý thi đấu của các cầu thủ. “Đó là lý do mà ngay cả khi đội bóng của mình thi đấu bết bát, bầu Kiên dứt khoát không mang tiền ra để khích lệ tinh thần cầu thủ. Với bầu Kiên, các cầu thủ đều được nhận tiền xứng đáng với công sức bỏ ra”, ông Vinh nói.
Điều mà ông Vinh bất ngờ nhất về tính cách của bầu Kiên trong khoảng thời gian làm việc tại Hà Nội, chính là tính bao dung của ông bầu này, khác hẳn với bề ngoài rất nghiêm khắc và “lạnh”.
“Nhiều người nói bầu Kiên hay chỉ đạo tranh cả phần của HLV, có vẻ hơi quá. Ở Hà Nội, các HLV luôn nhận được sự tôn trọng của bầu Kiên. Thậm chí công tác giáo dục cho cầu thủ cũng được bầu Kiên tin tưởng giao cho các HLV. Chỉ có điều, khi cầu thủ nào sai phạm, ông bầu này thường bỏ qua, dẫn đến đội bóng không có kỷ luật nghiêm ngặt. Đó là hạn chế của bầu Kiên trong vai trò quản lý đội bóng”, HLV người Nghệ An cho biết.
Nói về sự cố vừa gặp phải của bầu Kiên, ông Vinh đã rất sốc. Ông nghĩ rằng với vị thế, tên tuổi và mối quan hệ rộng, bầu Kiên bị bắt là cả một vấn đề không nhỏ. Theo ông Vinh, trong lúc chưa biết sự việc cụ thể như thế nào, các cầu thủ trong đội cần giữ thái độ bình tĩnh chứ không được hoang mang. Trong trường hợp xấu nhất, tất cả vẫn đang có hợp đồng và đều được giải quyết ổn thỏa để đi tìm đội bóng mới.
“Tôi mong anh Kiên qua được cái nạn này để tiếp tục làm bóng đá. Anh ấy đang rất có tâm huyết xây dựng một đội bóng thật mạnh về mọi mặt, lại đang có nhiều kế hoạch ở VPF, nếu nghỉ lúc này là rất đáng tiếc”, ông Vinh nói.
Thế Kiên
(http://thethao.vnexpress.net/tin-tuc/bong-da-trong-nuoc/bau-kien-tinh-cam-nen-hay-gap-rac-roi-1900668.html )
--------------------------------------------------------


HAI CẦU THỦ TRỤ CỘT CỦA ACB LÊ CÔNG VINH VÀ NGUYỄN THÀNH LƯƠNG TỪ CHỐI BÌNH LUẬN VỀ VIỆC BẦU KIÊN BỊ BẮT, TRÁI NGƯỢC VỚI " THẦY " NGUYỄN THÀNH VINH ?
...Hai trụ cột chính của CLB Bóng đá Hà Nội là tiền đạo Lê Công Vinh và đội trưởng Phạm Thành Lương đều từ chối bình luận về việc bầu Kiên bị bắt, người đặc biệt tôn trọng giá trị của họ. Tuy nhiên, chắc chắn cả hai không tránh được cảm giác âu lo nếu bầu Kiên không thể tiếp tục gắn bó với bóng đá. Số phận của gần 100 thành viên của 2 đội bóng đang bị đặt dấu hỏi về tương lai nhưng quan trọng hơn, những người làm bóng đá Việt Nam cũng đang âu lo vì nếu không giữ được CLB Bóng đá Hà Nội và đội Trẻ Hà Nội, liệu V-League và Giải Hạng nhất có đủ đội đá hay không? Không chỉ 2 đội bóng của bầu Kiên, nhiều đội bóng khác cũng đang lao đao về tài chính...
Minh Ngọc
( http://nld.com.vn/20120822115950187p0c1026/neu-bau-kien-bo-bong-da.htm )

Tư liệu: Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu Nghệ An 1956


Tư liệu: Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu Nghệ An 1956


BBT Nữ Vương Công Lý:

Giáo hội Công giáo Việt Nam với gần 500 năm gieo trồng hạt giống tin mừng vào đất nước Việt Nam đã chịu muôn ngàn sự đau khổ và bách hại. Nhưng chưa có thời kỳ nào bị bách hại cách có hệ thống, tinh vi và hiểm độc như thời kỳ Cộng sản.

Nhiều tấm gương can đảm của giáo dân, giáo sỹ, giáo xứ và nhiều địa phương khác nhau đã anh dũng bảo vệ Đức Tin của mình, chấp nhận mọi thử thách, khó khăn và cả mạng sống.

Nhiều bài viết, nhiều tư liệu đã ghi lại các chứng nhân, các sự kiện trong các thời kỳ trước đây. Riêng trong thời kỳ cộng sản, có nhiều tư liệu cần lưu ý.

Chúng tôi cập nhật trong mục “Tư liệu” những tấm gương, những vụ việc liên quan đến người công giáo Việt Nam đã phải đối mặt với những đau khổ trong thời kỳ cộng sản.

BBT mong nhận được từ quý vị độc giả các bài viết, tư liệu mình có tính xác thực về thời kỳ đó từ khắp nơi.

Mọi ý kiến, tư liệu, bài viết xin gưi về nuvuongcongly@gmail.com. Xin cảm ơn quý vị

___________

Năm 1956, cuộc nổi dậy của đồng bào huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, là một cuộc đấu tranh đẫm máu chống lại chính sách cai trị dã man của lãnh đạo CSVN, mà qua đó, chính sách Cải Cách Ruộng Ðất đã là nguyên nhân chính làm bùng nổ cơn phẫn nộ của người dân. Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu bị đảng CSVN bưng bít tin tức rất kỹ vì tầm mức ảnh hưởng nguy hiểm của nó. Trong khi cuộc đấu tranh của các văn nghệ sĩ trong biến cố Nhân Văn Giai Phẩm may mắn hơn, được loan tin vào miền Nam VN thời bấy giờ, với những tư liệu lịch sử rất giá trị. Nhưng không vì thế mà cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu bị chôn vùi với nỗi oan khiên của những nạn nhân đã chết. Một số nhân chứng hiếm hoi đã kể lại, viết lại để các thế hệ tiếp nối hiểu được những gì xảy ra dưới chế độ XHCN.

Tội ác của lãnh đạo CSVN không thể đếm bằng số người dân đã chết. Mục đích của tội ác đã đi ra khỏi giới hạn suy nghĩ của loài người.

1- Chính sách Cải Cách Ruộng Ðất

Lãnh đạo CSVN đã bắt đầu cuộc cải tạo nông nghiệp tại miền Bắc khi thực dân Pháp vẫn còn xâm chiếm nước ta. Hồ Chí Minh (HCM) đã ký 2 sắc luật Giảm Tô (tức giảm số thóc gạo mà nông dân phải trả cho người chủ đất) số 78/SL ngày 14/7/1949, và Sắc Luật 42/SL ngày 1/7/1951 về chính sách nông nghiệp của chính quyền kháng chiến, năm trong toàn bộ chính sách thuế khóa, gồm cả thuế công thương nghiệp, sát sinh, lâm thổ sản, xuất nhập cảng… Chính sách thuế nông nghiệp đã khởi đầu cho các chiến dịch phân mảnh định hàng các loại ruộng, bình sản lượng, bình diện tích mỗi mảng đất để làm căn bản tính thuế, sau đó tiến hành chiến dịch chống phản động, đấu tranh giảm tô kéo dài đến năm 1954, và chỉ tạm ngưng khi chiến trường Ðiện Biên Phủ bắt đầu nghiêm trọng và sau đó đưa đến Hiệp Ðịnh Geneva ký vào tháng 7/1954.

Kế đến, lãnh đạo CSVN lại tạm ngưng chiến dịch cải cách ruộng đất tới cuối năm 1955, đầu 1956, vì (1) CSVN bận lo đón tiếp hơn 50,000 bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc, (2) Phải đối phó với phong trào di cư và cuộc biểu tình đòi di cư của người dân vùng Ba Làng (Thanh Hóa), (3) Phải che dấu phần nào thủ đoạn tàn bạo để trấn an lòng dân, che mắt các quan sát viên quốc tế của Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến và ổn định tình hình nội bộ. Giai đoạn thứ hai của cải cách ruộng đất bắt đầu từ cuối năm 1955, lãnh đạo CSVN tiếp tục phát động phong trào quần chúng qua nhiều đợt đấu tranh cải cách ruộng đất.

Trong giai đoạn này, hình thức đấu tranh cải cách ruộng đất cũng giống như đấu tranh giảm tô, nhưng khác ở mức độ tàn bào cao hơn gấp bội và số nạn nhân cũng gia tăng do sự càn đi, quét lại và kích tỷ lệ. Ở một số nơi, như các vùng vừa tiếp thu và đồng băÀng bên bờ sông Nhị Hà chẳng hạn, CSVN tiến hành song song 2 chiến dịch đấu tranh giảm tô và cải cách ruộng đất một lượt. Ðiều cần nhấn mạnh là CSVN đã bắt chước y hệt chính sách cải cách ruộng đất ở Trung Quốc, nên đã cho các cán bộ học tập kinh nghiệm nguyên văn cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu ở Hồ Nam, quê hương của Mao Trạch Ðông.

Ở Trung Quốc, ngoài ruộng đồng bao la bát ngát, một địa chủ điển hình còn có lâu đài, dinh cơ và quân lính riêng để bảo vệ sản nghiệp, cũng như để đàn áp và bóc lột nông dân. Trong khi ở miền Bắc VN, cái mà CSVN gọi là địa chủ đại gian đại ác thường chỉ có mấy mẫu ruộng, nhưng thuộc thành phần có uy tín ở nông thôn (thường giúp đỡ người nghèo) và có thể trở thành đối tượng chống đối đảng và nhà nước.

Trung ương đảng CSVN đã trao cuộc đấu tranh cải cách ruộng đất cho Trường Chinh lãnh đạo và Hồ Viết Thắng, Ủy viên Trung ương đảng phụ trách điều hành. Dưới trung ương có các đoàn cải cách ruộng đất cho mỗi tỉnh và dưới cấp đoàn có các đội cải cách ruộng đất cho từng xã. Các đoàn và đội đều nhận lệnh trực tiếp từ trung ương mà không cần qua Ủy ban hành chánh địa phương. Thành phần trong các đoàn, đội đều được tuyển lựa là thành phần cốt cán, bần cố nông, là đảng viên trung kiên đã chiến đấu trong quân đội.

Càng về sau, chính sách cải cách ruộng đất càng khốc liệt bởi phần đông đội viên toàn là những người trẻ tuổi, cuồng tín, được bồi dưỡng tư tưởng đấu tranh giai cấp, căm thù thật sự. Vì thế, trong năm 1956, riêng đợt cải cách ruộng đất Ðiện Biên Phủ đã đưa số nạn nhân bị tàn sát lên đến 10.000 người.

Ðội cải cách ruộng đất đã trở thành công cụ giết người ghê rợn của chế độ. Sự tàn sát lên cao vì chính sách kích tỷ lệ (nâng tỷ lệ) của CSVN. Thí dụ: cứ mỗi xã có 100 gia đình thì dù đủ hay không, có hay không có, đội cải cách ruộng đất của xã đó phải tìm cho ra ít nhất là 5 gia đình địa chủ (tỷ lệ 5%), nếu hơn thì càng tốt. Trong 5 gia đình này phải quy cho được 2 gia đình là cường hào ác bá để xử tử. Nếu đội không làm đủ tiêu chuẩn sẽ bị phê bình là thiếu ý thức đấu tranh giai cấp, công tác kém cỏịá Nghe một đoạn thơ tuyên truyền của thi nô Tố Hữu, ta sẽ thấy sự dã man ra sao:

Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho Ðảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt.

Mục tiêu cuộc cải cách ruộng đất còn là cơ hội để đảng CSVN mở cuộc thanh trừng quy mô những đảng viên trong nội bộ hoặc trong hàng ngũ kháng chiến cần bị đào thải vì không thuộc thành phần vô sản, những người có thể trở thành nguy hiểm cho đảng vì đã trau dồi những kinh nghiệm đấu tranh, đã có khả năng lãnh đạo, có uy tín, nắm vững tình hình đảng, quy tụ được thế lực mạnh, và có thể phản đảng.

Chính CSVN đã thú nhận khi có chính sách sửa sai, trong cuộc thanh trừng này có đến 23.000 đảng viên trung kiên bị chết oan, còn hàng ngàn đảng viên không trung kiên bị chết một cách đích đáng thì chưa thấy tài liệu nào của đảng công bố cả. Rất nhiều cán bộ cao cấp có công với kháng chiến cũng bị kết tội cường hào ác bá, hoặc tham gia trong các tổ chức phản động như VN Quốc Dân Ðảng chẳng hạn. Theo hồi chánh viên Nguyễn Văn Thân, kỹ sư thuộc Bộ Thủy Lợi miền Bắc, trước kia đã từng tham gia nhiều vụ cải cách ruộng đất, cho biết một cuộc đấu tố chụp mũ như sau:

…Cuộc đấu tố điển hình nhất mà tôi được dự là lần đấu tố ông Nguyễn Văn Ðô, Bí thư huyện ủy tại Ô Cầu Giấy, ngoại thành Hà Nộị… Nạn nhân Nguyễn Văn Ðô là Bí thư huyện ủy, rất có công với kháng chiến nhưng lại bị kết tội là cường hào ác bá và có chân trong tổ chức Quốc Dân Ðảng. Chủ tịch đoàn nói rằng ông lợi dụng chức vụ của Ðảng để hoạt dộng cho Quốc Dân Ðảng. Người đứng kể tội là một nông dân trước kia đi chăn ngựa cho ông Ðô một cụ già khác lên tố về việc cướp đất ruộng nương và cô con cái của ông lên đấu tố là đã bị ông cưỡng hiếp tất cả 177 lần. Ðến khi ông Ðô được phép lên phát biểu ý kiến nhận tội, ông đã cứng cỏi trả lời: “Ông không phải là Quốc Dân Ðảng, ông chỉ làm việc cho Bác, cho kháng chiến mà thôi”. Ông trả lời cô con gái là: “Thưa bà, bà còn quên đấy, tôi đã hiếp cả mẹ bà để đẻ ra bà nữa” Câu trả lời này làm mọi người phải bật cười và làm đấu trường mất vẻ tôn nghiêm. Chủ tịch đoàn vội vàng hô khẩu hiệu “Ðả đảo tên Ðô ngoan cố” để đàn áp và che lấp tiếng nói của ông. Sau đó họ không cho ông nói tiếp. Họ nghị án và quyết định xử tử ông ngay tại chỗ. Cuộc đấu tố này kéo dài từ 5g sáng tới 13g trưa mới xong.

Rất nhiều người thuộc thành phần trung nông (trung nông cấp thấp: vài sào (acre) đất, trung nông cấp cao: 1-3 sào và một con trâu), tiểu thương cũng bị kích lên thành địa chủ (địa chủ thường: 3-5 sào hay có khi hơn một chút, không giàu, cho mướn ruộng lấy địa tô, không có tội với nhân dân; địa chủ cường hào ác bá: 3-5 sào, có tội với nhân dân; địa chủ phản động: đảng viên VN Quốc Dân Ðảng, Ðại Việt, v.v…).

Với dân số miền Bắc vào năm 1956 là khoảng 20 triệu người, có khoảng 4 triệu gia đình nông dân. Nếu chỉ có 2% gia đình nông dân bị liệt vào giai cấp cường hào địa chủ, thì số người bị giết ít nhất là 80,000 người. Chưa kể số người chết tăng lên qua chính sách kích tỷ lệ theo đúng chỉ tiêu do đảng CSVN đề ra. Sự oán hận của người dân ngày càng dâng cao ở khắp nơi.

Nhiều vụ phục kích giết cán bộ đấu tố và những vụ chém giết giữa bần cố nông và thân nhân của người bị đấu tố đã xảy ra thường xuyên. Ngay lúc đó, nhiều biến cố chính trị đã xảy ra tại các nước CS, như Liên Xô, Trung Quốc, Ba Lan, Hung Gia Lợi, Liên Xô yêu cầu Hồ Chí Minh thực hiện việc xét lại Hồ Chí Minh chuẩn bị kế hoạch ngừng chiến dịch đấu tố vào tháng 3/1956, nhưng chính thức ra lịnh đình chỉ mọi vụ hành quyết địa chủ vào tháng 10/1956.

Trong Hội nghị thứ 10 Trung ương đảng, Võ Nguyên Giáp đã thay mặt đảng đọc một bản thú nhận sai lầm trong cuộc cải cách ruộng đất. Hồ Chí Minh khóc lóc và đổ cho cấp dưới thi hành chính sách quá đà, cách chức Thứ trưởng phụ trách cải cách ruộng đất của Hồ Viết Thắng để xoa dịu lòng dân. Ðảng CSVN cũng thả 12.000 đảng viên còn sống sót trong tù vì bị kết tội địa chủ, trong số này nhiều người bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành. Tuy nhiên oán thù của người dân không vì thế mà nguôi ngoai. Nhiều vụ nổi dậy, bạo động lớn nhỏ đã xảy ra sau đó, như Quỳnh Lưu (Nghệ An), Hải Phòng, Lạng Sơn… Trong thời gian này cũng có những vụ bạo động khác như những vụ thanh niên và công nhân Nam Bộ tập kết đập phá bót cảnh sát ở bờ hồ Hà Nội (cạnh ga tàu điện, đầu phố Cầu Gỗ).

2. Cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu
Sau cái gọi là Nghị quyết sửa sai của đảng CSVN về nhữngđợt cải cách ruộng đất đẫm máu, các nạn nhân đã tìm những cán bộ thanh toán món nợ truyền kiếp. Các đảng viên CS trung kiên được thả về từ nhà tù, được khôi phục quyền hành, khôi phục đảng tịch, liền tìm ngay các đồng chí đã tố sai để trả thù. Do đó, tình trạng xung đột, giết chóc giữa đảng viên cũ và đảng viên mới lan rộng khắp mọi nơi. Uy tín của đảng bị sụp đổ, cán bộ hoang mang, lo sợ tột độ. Ở nông thôn, các đảng viên đi họp phải mang búa theo để thảo luận với nhau.

Những địa chủ được tha về, thấy tình trạng làng xóm bất ổn như vậy, vội vàng chạy ra thành phố ở nhờ các gia đình tiểu tư sản hồi kháng chiến đã trú ngụ ở nhà mình. Các bần cố nông trót nghe lời đảng tố điêu nay bị sợ rạch mồm, cắt lưỡi, cũng vội vàng chạy ra thành phố để đạp xích lô và đi ở thuệá Vì vậy, số dân ở Hà Nội, Nam Ðịnh đột nhiên tăng lên gấp bội và không khí căm thù ở nông thôn lan ra thành phố, ảnh hưởng đến giới công nhân, tiểu tư sản, sinh viên và trí thức, dùng báo chí lên tiếng chống đảng, thì cuộc nổi dậy Quỳnh Lưu đã làm đảng CSVN rất lo sợ. Toàn thể nhân dân tỉnh Nghệ An, gồm đủ mọi thành phần giai cấp ở các xã Quang Trung, Tân Nho, Diễn Tân, Vạn Kim, Diễn Ðức, Diễn Ðông, Diễn Nguyên, Minh Châu, Ðức Vinh, Hồng Thăng, Ðại Gia, Yên Trung đã mở một đại hội để tố cáo những chính sách cai trị tàn ác của chế độ. Ban tổ chức đại hội còn mời luôn cả cán bộ VC thuộc cấp tỉnh và huyện đến tham dự để chứng minh tinh thần đấu tranh cho tự do của nhân dân.

Sau nhiều giờ thảo luận, đại hội đã đồng thanh lập bản kiến nghị nguyên văn như sau:
- Yêu cầu trả lại cho chúng tôi những vị linh mục chánh sở và tất cả những vị giáo sĩ bị bắt bớ giam cầm.
- Yêu cầu trả lại cho chúng tôi xác các vị linh mục đã bị hành quyết và của những vị đã bị thủ tiêụ
- Yêu cầu trả lại những tài sản của địa phận, của thánh đường, của Ðức Mẹ đã bị chính quyền tịch thu hoăc xung công.
- Yêu cầu đền bồi thanh danh của các giáo sĩ đã bị nhục mạ và danh dự của các giáo hữu đã bị vu khống.
Cán bộ VC rất căm tức những lời kết án của dân chúng, lúc đầu họ nhất định không ký tên, nhưng với áp lực của hàng ngàn người, họ bắt buộc phải ký vào quyết nghị. Ban tổ chức đã gởi bản quyết nghị này đến 4 nơi: Tòa thánh La Mã (qua trung gian của Ðức Khâm sứ Dooley), Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến, Hồ Chí Minh và gởi đến chính quyền quốc gia miền Nam. Phía CSVN đã tìm đủ mọi cách ngăn chặn bản quyết nghị đến tay Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến.

Dân chúng đã dùng ngay chính sách sửa sai của CSVN để đòi lại chồng con đã bị giết, tài sản đã bị cưỡng đoạt và đòi được di chuyển tự do vào Nam như đã cam kết trong Hiệp định Geneva.

Giữa lúc đó, được tin chiều ngày 9/11/1956, Ủy Ban Kiểm Soát Ðình Chiến sẽ đi qua Cầu Giát để lên Hà Nội, hàng ngàn người đã kéo ra đường số một chờ đợịá Ðồng bào đã góp đơn lại giao cho 6 thanh niên đại diện đưa thựá Mấy ngàn đồng bào đã nằm ngay trên đường để chận xe lại 6 thanh niên đã đưa cho viên sĩ quan Ấn Ðộ trong Ủy Ban mấy vạn lá thư đựng trong bao bố. Viên sĩ quan này cho biết sẽ trình lại cấp trên và trả lời vào ngày thứ Bảy trong tuần.

Sau đó, ngày 10/11/1956, khoảng 10,000 nông dân đã mở đại hội lần thứ hai tại xã Cẩm Trường để bàn thảo về ngày thứ Bảỵ Mọi người đều tỏ ra hân hoan khi biết sắp sửa từ bỏ địa ngục trần gian. Nhưng ngay lúc đó, CSVN đã điều động 2 đại đội chủ lực và một đại đội công an võ trang huyện Diên Châu về xã Cẩm Trường để giải tán đại hội nông dân. Bạo động đã xảy rạá Tiếng súng và lựu đạn nổ vang trờị Mặc dù tay không nhưng khí thế quần chúng quá mạnh, những người phía sau đã tràn lên thay cho những người gục ngã phía trước.
Cuối cùng, dân chúng đã bao vây đồn bộ đội, công an vào giữạ Ðêm hôm dó, CS đưa thêm 2 trung đoàn về bao vây 10.000 nông dân tại xã Cẩm Trường. Dưới cơn mưa phùn lất phất cuối đông, cảnh tượng bi hùng đã diễn ra ở một trận địa giữa 10.000 nông dân và 2 vòng trong ngoài đầy những công an và bộ đội.

Tờ mờ sáng này 11/11/56, các bà mẹ đã đánh trống, mõ kêu gọi dân chúng quanh vùng đến tiếp cứu Xã Diễn Châu như bị động đất. Rồi 30.000 nông dân kéo đến vây phía ngoài 2 trung đoàn chính quy của CS, trở thành một vòng bao vây thứ tự Cuộc nổi dậy bộc phát quá lớn, quá mau, đã đi ra ngoài sự tiên liệu của cả 2 bên. Hồ Chí Minh rất căm hận biến cố này vì Nghê An là quê quán của ông ta, nhưng Hồ Chí Minh chưa biêt cách giải quyết thế nào để gỡ thể diện cho mình và đảng. CS cũng tìm cách lien lạc với Giám mục Trần Hữu Ðức nhờ ông giải quyết, nhưng ông đã trả lời: Tôi không biết về vấn đề chính trị, vì tôi là một nhà tu hành. Lúc bấy giờ, phía dân chúng đã có một số lượng vũ khí đáng kể, tịch thu được từ bộ đội. Chưa bao giờ một cuộc nổi dậy ở miền Bắc lại có đủ tất cả thành phần dân chúng, kể cả các đảng viên CS.

Ðêm 11 rạng ngay 12/11/1956, một số nghĩa quân lén trở về Quỳnh Lưu để tổ chức biểu tình yểm trợ cho dân quân xã Diễn Châụ Ðêm hôm đó, 3000 thanh niên các xã Do Xuyên, Ba Làng và Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa) đã kéo vào yểm trợ nghĩa quân. 4g sáng cùng ngày, một Ủy Ban Biểu Dương Lực Lượng Nông Dân Quỳnh Lưu và Ủy Ban Tiếp Tế Nghĩa Quân được thành lập. Phụ nữ, trẻ em đã mang gạo, thực phẩm đến xã Cẩm Trường, nơi cuộc đấu tranh đã bước vào ngày thứ 3.
Rạng ngày 13/11/1956, một cuộc biểu tình vĩ đại với sự tham gia của gần 100.000 đồng bào tỉnh Nghệ An. Bài hát Quỳnh Lưu Khởi Nghĩa đã được truyền đi khắp nơi, hoà với những đợt trống, mõ vang lên liên tục:
Anh đi giết giặc lập công
Con thơ em gửi mẹ bồng
Ðể theo anh ra tiền tuyến
Tiêu diệt đảng cờ Hồng
Ngày mai giải phóng
Tha hồ ta bế ta bồng con ta
Cuộc biểu tình đã tuần hành tiến về Ty công an Ngệ An, hô thật to những khẩu hiệu: Lương giáo đoàn kết chặt chẽ sau lưng các nghĩa quân, Lương giáo quyết tâm chống CS khát máu, Tinh thần Quỳnh Lưu bất diệt…á Công an tỉnh lẫn trốn từ lâu trước khí thế nàỵá Dân chúng thi nhau nhảy lên nóc Ty công an, xé tan cờ đỏ sao vàng, đạp vỡ ảnh HCM và các lãnh tụ CS quốc tế.

Trước tình hình này, Hồ Chí Minh ra lệnh cho Văn Tiến Dũng điều động Sư đoàn 304 từ Thanh Hóa, Phủ Quỳ và Ðồng Hới về bao vây nghĩa quân. Sư đoàn này quy tụ nhiều bộ đội miền Nam tập kết mà Hồ Chí Minh muốn xử dụng, thay vì dùng bộ đội sinh quán ở miền Trung hoặc miền Bắc, để có dịp trút tội cho binh đoàn miền Nam nóng tính này.

Trận địa tại xã Cẩm Trường đã lên đến 5 vòng đai giữa dân quân và VC. Buổi chiều cùng ngày, nghe tin dân quân xã Cẩm Trường bị Sư đoàn 304 vây, gần hàng chục ngàn người đã tiến về xã Cẩm Trường để tiếp cứụá Vòng đai chiến trạn đã tăng lên lớp thứ 6. Buổi tối ngày 13/11/1956, hơn 20,000 nông dân từ Thanh Hóa lại kéo vào tiếp viện, mang theo đầy đủ lương thực tính kế trường kỳ đấu tranh.
Ngày 14/11/1956, Văn Tiến Dũng huy động thêm Sư đoàn 312 vào trận địa quyết tiêu diệt nhân dân Quỳnh Lưụá Khi vòng đai thứ 7 thành hình, Hồ Chí Minh ra lịnh tiêu diệt cuộc nổi dậy có một không 2 trong lịch sử đấu tranh chống VC. Trước bạo lực đó, nông dân vẫn cứ quyết tâm tử chiến để bảo vệ căn cứ. Lịnh của ban chỉ đạo nghĩa quan được truyền đi:Chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để giải phóng dân tộc. Nhưng vì vũ khí quá thô sơ, nghĩa quân phải rút vào rừng sâụ Sau khi trận chiến kết thúc, quân đội VC đã xông vào các làng Thanh Dạ, Song Ngọc, Cẩm Trường bắt tất cả già trẻ lớn bé giải đi. Họ tra khảo từng người để tìm ra ban chỉ đạo đấu tranh nhưng vô hiệu, vì bất cứ ai, kể cả các em thiếu nhi đều tự xưng là người lãnh đạo cuộc cách mạng này.

Không bắt được ai, VC đành thả bà con ra về, nhưng Hồ Chí Minh tính kế bắt đi Linh mục Hậu và Linh mục Ðôn của 2 xứ Cẩm Trường và Song Ngọc. Dù 2 vị này đã nói: “Chúng tôi là nhà tu hành, chúng tôi không biết gì đến việc nhân dân”
CS bắt 2 vị linh mục phải lên đài phát thanh đổ lỗi cho giáo dân và nông dân, nhưng 2 vị không băÀng lòng. CS đe dọa nếu không tuyên bố như vậy thì sẽ giáng tội cho 2 vị là những người cầm đầu cuộc khởi nghĩa phản động này. Họ mang hình ảnh Linh mục Tấn bị thủ tiêu ở Phủ Quỳ ra dọa nạt. Cuối cùng, 2 vị phải tuyên bố ngược lại sự thật.
******************************
Dù nhà cầm quyền CS vẫn cố tình che dấu, xuyên tạc cuộc nổi dậy của nhân dân Quỳnh Lưu cho đến ngày hôm nay; dù họ đã dùng bạo lực đàn áp, giết và đày ải hơn 6,000 nông dân trong biến cố Quỳnh Lưu, nhưng tinh thần yêu nước, can trường của người dân các tỉnh miền Trung nói chung, và ở tỉnh Nghệ An nói riêng, đã soi sáng cho các thế hệ sau con đường chính nghĩa để đòi lại tự dọ Người CS rồi sẽ không thể nào dùng những bàn tay giết người che lấp nổi mặt trờịá Những việc làm của họ rồi sẽ được phơi bày ra ánh sáng. nhưng cũng bị công an kéo lê lên xe giải về Hà Nội.

Ðòi cho bằng được tự do, công bằng, quyền căn bản của con người không thể xem là một cái tội. Dùng bạo lực để áp đặt cho cho một tội danh là gieo nỗi oan khuất cho cả một dân tộc. Nỗi oan khuất đó đã chồng chất đến trời xanh. Nói về những nỗi oan sống dưới chế độ CS thì không biết bao nhiêu mà kể. Với những nỗi oan của những người đã chết, oan khiên đeo nặng những người còn sống, đảng CSVN đã giải quyết ra saỏ Chỉ là sự im lặng.
Thời gian cũng đủ chứng minh CSVN không thể trả lời. Nhưng người dân VN có thể sẽ tự trả lời khi cao trào thèm khát cuộc sống tự do – dân chủ tới hồi chín mùi. Tiếng trống bi hùng của đồng bào Quỳnh Lưu 41 năm về trước vẫn còn vọng về thúc dục người có lòng ái quốc, thương nòi trong chúng tạá Bài hát vang trong bầu trời Quỳnh Lưu như nhắn nhủ gọi người can trường đi tìm chân lý của cuộc sống: con người sinh ra phải được tự do.
Tài liệu tham khảo:
- Trăm Hoa Ðua Nở Trên Ðất Bắc của Hoàng Văn Chí.
- Cuộc Cải Cách Nông Nghiệp tại Miền Bắc của Võ Trường Sơn.
- Việt Nam Giáo Sử của Phan Phát Huồn.
- Cuộc Phiêu Lưu của một Gia Ðình Nông Dân của Thập Lang.

Người sưu tầm: JB Nguyễn Văn Định
Giáo họ Yên Lưu, Xứ Thuận Nghĩa, Giao phận Vinh

*****

Nguồn: http://www.nuvuongcongly.net/

Tiểu thuyết vừa thổi vừa ăn


Đầu tiên là vầy :)), bìa này bạn Lân hưng phấn quá nên làm tặng, không xuất hiện ở nhà sách đâu :))



Bên dưới thì nóng năm 1972, mình thấy có vụ thề thốt rất hay :))